Hiện nay, người mỡ máu cao có xu hướng lạm dụng thuốc giảm mỡ máu bởi đạt hiệu quả nhanh, dễ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc lại mang đến nhiều tác dụng phụ không ngờ. Vậy, khi nào cần uống thuốc giảm mỡ máu và uống trong bao lâu? Nếu không dùng thuốc thì trị mỡ máu cao như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được Dược sĩ MyPharma giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài
Thuốc giảm mỡ máu cần được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ
Thuốc giảm mỡ máu cần được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường, khi đến khám bác sĩ, người rối loạn mỡ máu được chỉ định làm xét nghiệm máu. Dựa vào các chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-Cholesterol và HDL-Cholesterol, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh của bệnh nhân để đưa ra chỉ định đúng đắn nhất.
Vậy thuốc mỡ máu uống khi nào? Dưới đây là bảng tham chiếu các chỉ số ở mức bình thường, giới hạn và nguy cơ rối loạn mỡ máu:
Bình thường (mmol/L) | Giới hạn (mmol/L) | Nguy cơ (mmol/L) | |
Cholesterol toàn phần | < 5,2 | 5,2 – 6,2 | > 6,2 |
Triglyceride | < 1,4 | 1,4 – 2,3 | > 2,3 |
LDL-Cholesterol | < 3,4 | 3,4 – 4,1 | > 4,1 |
HDL-Cholesterol | > 1,55 | > 1,55 | < 1,55 |
Tình trạng rối loạn mỡ máu xảy ra khi một trong ba chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride hay LDL-Cholesterol tăng vượt giới hạn trên, hoặc có kèm theo giảm HDL-Cholesterol.
Khi đó, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc khi mức độ tăng cao, kết hợp với các yếu tố liên quan như tuổi cao, bệnh mắc kèm (tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch…). Trong trường hợp LDL-Cholesterol tăng, đồng thời HDL-Cholesterol giảm thì cần phải điều trị bằng thuốc ngay để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Bạn đã biết thuốc mỡ máu uống khi nào? Tuy nhiên thuốc điều trị mỡ máu và gan nhiễm mỡ là con dao hai lưỡi, giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng, nhưng có thể mang lại tác hại cho người sử dụng. Để làm rõ điều này, dưới đây sẽ chỉ ra các tác dụng phụ thường gặp của 4 nhóm thuốc điều trị mỡ máu cao chính hiện nay:
Thuốc giảm mỡ máu nhóm statin làm tăng men gan, đồng thời gây độc với gan
Nhóm thuốc gắn acid mật gây tổn thương gan dẫn đến buồn nôn, khó chịu
Thời gian điều trị mỡ máu cao bằng thuốc ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau
Thời gian điều trị mỡ máu cao bằng thuốc ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Với người có các chỉ số mỡ máu tăng nhẹ, đồng thời đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc, bệnh có thể ổn định sau 3 tháng. Tuy nhiên, có những người khi bệnh nặng mới được phát hiện và điều trị, thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài 1 năm hay vài năm mới để ổn định mỡ máu.
Cần lưu ý rằng, thuốc hạ mỡ máu có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Do đó, khi chỉ số mỡ máu đã ổn định, bệnh nhân cần phải tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh lạm dụng thuốc.
Khi mỡ máu tăng ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác mà không cần dùng đến thuốc. Đó là:
Chế độ ăn nhiều ra xanh và chất xơ giúp điều hòa mỡ máu
Chế độ ăn ảnh hưởng lớn sự thay đổi chỉ số mỡ máu. Bởi khi lượng thức ăn nạp vào quá nhiều, đặc biệt là dầu mỡ hay đường, tinh bột, năng lượng sau chuyển hóa không được sử dụng sẽ tích trữ dưới dạng mỡ, làm tăng acid tự do, dẫn đến tăng mỡ máu. Do đó, chế độ ăn của người bệnh cần:
Tập thể dục là cách đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng và mỡ máu hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên tập thể dục giúp nâng cao thể lực, tăng độ bền của thành mạch, nhằm ngăn ngừa các biến chứng tim mạch gây ra do mỡ máu cao như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đau thắt ngực…
Do đó, người mỡ máu cao cần tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút bằng cách chạy bộ, chơi thể thao hay đạp xe…
Từ bỏ thói quen sử dụng rượu bia giúp ổn định mỡ máu
Rượu bia gây độc cho gan, làm giảm chức năng chuyển hóa mỡ của gan. Mỡ không được chuyển hóa dẫn đến tăng mỡ máu, gây bệnh mỡ máu cao. Do đó, hạn chế rượu bia có thể cải thiện mỡ máu ở bệnh nhân mỡ máu cao.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần từ bỏ thuốc lá do hút thuốc làm tăng LDL-Cholesterol, giảm HDL-Cholesterol làm tình trạng rối loạn mỡ máu nặng nề hơn.
Hiện nay, một số loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu như lá sen, sơn tra, nghệ…
Đặc biệt, trong lá sen có chứa hợp chất Flavonoid có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ (Lipid), giúp làm giảm Cholesterol toàn phần, Triglyceride và LDL-Cholesterol, đồng thời tăng HDL-Cholesterol, giúp cải thiện đáng kể tình trạng mỡ máu cao. Do đó, người bệnh có thể pha cao, trà lá sen uống hàng ngày, vừa an toàn, vừa giảm mỡ máu hiệu quả.
Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh mỡ máu cao có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu trên thị trường. Lưu ý nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giảm tác dụng phụ, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Dược sĩ MyPharma khuyên dùng sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu MPSENO – kết quả nghiên cứu 16 năm của nhà khoa học Bá Thị Châm với dạng bào chế nano lá sen siêu nhỏ, giúp dễ dàng hấp thu. Ngoài ra, màng bao sinh học Chitosan được ví như “nam châm hút mỡ”, tác động trực tiếp đến các tế bào mỡ xấu, làm tăng tác dụng hạ mỡ máu, giảm mỡ thừa.
Sản phẩm còn ứng dụng bộ ba công nghệ hiện đại – Công nghệ tạo hạt nano sinh học, công nghệ lên men enzyme và công nghệ chiết xuất chọn lọc, làm tăng hàm lượng hoạt chất, giảm tạp chất, mang lại hiệu quả hạ mỡ máu, giảm mỡ thừa gấp 30 lần các sản phẩm cao, trà thông thường.
Như vậy, bệnh nhân mỡ máu cao chỉ được uống thuốc hạ mỡ máu khi có chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ đồng thời kiểm soát bệnh tốt. Ngoài ra, khi bệnh chưa tiến triển nặng, người bệnh có thể kết hợp một số biện pháp điều trị mỡ máu không dùng thuốc để hạn chế sử dụng thuốc mà vẫn đạt hiệu quả tốt.
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì hay muốn Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn thêm về khi nào cần uống thuốc giảm mỡ máu, cách giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt mua sản phẩm MPseno TẠI ĐÂY.