Thuốc mỡ máu là giải pháp hiệu quả cho các bệnh nhân máu nhiễm mỡ cấp độ nặng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn cho người dùng, đặc biệt là các cơ quan chuyển hóa thuốc như gan, thận. Vậy, thuốc mỡ máu có hại gan không? Dược sĩ gia đình MyPharma sẽ giải đáp giúp bạn ngay qua bài viết dưới đây, đồng thời cung cấp 6 lưu ý cần phải nhớ khi dùng để hạn chế các tác hại của thuốc.
Nội dung bài
Bạn thắc mắc thuốc mỡ máu có hại gan không? Các thuốc hạ mỡ máu có thể có các tác dụng không mong muốn cho gan như rối loạn chức năng gan, tăng men gan thậm chí gây độc với gan nếu không tuân thủ điều trị của bác sĩ. Trong các nhóm thuốc thường được chỉ định, có hai nhóm thuốc có khả năng gây hại cho gan cần đặc biệt lưu ý, đó là nhóm thuốc Statin và nhóm Fibrat.
Thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin được chuyển hóa tại gan, các thuốc này có thể gây độc với gan
Các thuốc chống mỡ máu nhóm Statin có tác dụng làm giảm Cholesterol toàn phần đáng kể, đặc biệt là LDL-Cholesterol, đồng thời giảm Triglycerid và tăng HDL-Cholesterol máu, giúp cải thiện các chỉ số mỡ máu của người bệnh. Cơ chế chính của thuốc là ức chế HMG-CoA reductase – enzym có vai trò chính trong quá trình tổng hợp Cholesterol tại gan. Bên cạnh đó, thuốc thúc đẩy gan tổng hợp LDL-Cholesterol receptor để tóm bắt LDL từ máu và chuyển hóa, dẫn đến giảm LDL-Cholesterol máu.
Do được chuyển hóa tại gan, các thuốc này có thể gây độc với gan. Tuy nhiên, tần suất gây độc tính trên gan chỉ chiếm 2% (hiếm khi xảy ra). Các trường hợp thường gặp chỉ có biểu hiện tăng men gan (AST, ALT) mà không có triệu chứng, chỉ một số ít trường hợp gây vàng da. Men gan sẽ trở lại bình thường nếu ngưng sử dụng thuốc.
Độc tính trên gan do dùng thuốc Statin chủ yếu liên quan đến liều lượng sử dụng. Do đó, không uống quá liều cho phép để tránh tình trạng thuốc gây độc cho gan, làm suy giảm chức năng gan. Các thuốc trong nhóm mà người sử dụng cần lưu ý đó là: Atorvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Simvastatin, Rosuvastatin…
Thuốc hạ mỡ máu nhóm thuốc fibrat có tần suất gây đọc rất thấp (dưới 2%)
Các thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat tác dụng chủ yếu trên enzym Lipoprotein Lipase, làm tăng tác dụng thủy phân Triglycerid của enzym này dẫn đến giảm 30-50% Triglycerid máu. Đồng thời, thuốc có tác dụng làm giảm LDL-Cholesterol và tăng HDL-Cholesterol máu, nên được chỉ định cho các bệnh nhân rối loạn Lipid máu có Triglycerid tăng mức độ nặng (typ IIb, III, IV).
Các thuốc trong nhóm có thể gây độc với gan, tuy nhiên tần suất cũng khá hiếm gặp (<2%). Thông thường chỉ gặp các trường hợp tăng men gan, hay rối loạn chức năng gan tạm thời mà không có các triệu chứng rõ rệt. Bên cạnh đó, khi ngưng sử dụng thuốc, men gan sẽ trở về mức bình thường.
Ngoài ra, thuốc còn làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường mật, dẫn đến tắc mật hay nguy cơ sỏi mật cao. Khi thấy biểu hiện đầy bụng, khó tiêu sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, người bệnh cần đến bác sĩ để kiểm tra ngay để xử lý kịp thời.
Nên lưu ý kiểm tra chức năng gan mật khi sử dụng thuốc nhóm Fibrat như Fenofibrat, Gemfibrozil, Ciprofibrat…
Nhóm thuốc ức chế hấp thu Cholesterol có ảnh hưởng xấu đến gan nhưng không nghiêm trọng
Ngoài hai nhóm thuốc kể trên, ức chế hấp thu Cholesterol cũng là nhóm thuốc điều trị máu nhiễm mỡ có ảnh hưởng xấu đến gan, tuy không nghiêm trọng nhưng nếu dùng lâu dài có thể gây ra hậu quả khó lường.
Cơ chế chính của thuốc là ức chế quá trình hấp thu Cholesterol tại ruột non, dẫn đến giảm Cholesterol máu, đồng thời kích thích gan tăng tổng hợp LDL-Cholesterol receptor để bắt giữ LDL-Cholesterol từ máu về gan. Do đó, thuốc có thể làm tăng men gan trong quá trình sử dụng.
Thuốc trong nhóm thường được chỉ định là Ezetimibe, có thể gây hại cho gan nếu dùng quá liều.
Đọc thêm: Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu theo từng loại đầy đủ nhất
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu
Bạn đã biết thuốc mỡ máu có hại gan không? Các thuốc điều trị máu nhiễm mỡ cần sử dụng trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần thận trọng ngay từ khi bắt đầu điều trị bằng thuốc. Để giảm thiểu tối đa các tác dụng không mong muốn trên gan, khi sử dụng cần lưu ý 6 điều sau:
Ngày nay, một số thực phẩm chức năng hạ mỡ máu góp phần ổn định mỡ máu mà không gây hại tới gan. Đây chính là giải pháp an toàn cho người bệnh máu nhiễm mỡ.
Có thể tham khảo sử dụng viên giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – sản phẩm đầu tiên chứa Nano lá sen tại Việt Nam chứa các hợp chất Flavonoid, giúp thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất béo, giúp làm giảm Cholesterol toàn phần và Triglycerid máu, cải thiện đáng kể tình trạng máu nhiễm mỡ.
Sản phẩm là kết quả sau 16 năm nghiên cứu của Thạc sĩ Bá Thị Châm, được ứng dụng bộ ba công nghệ hiện đại – Công nghệ lên men làm giàu hoạt chất, công nghệ tạo hạt nano sinh học, công nghệ chiết xuất chọn lọc, giúp bào chế dạng Nano sinh học làm tăng khả năng hấp thu, tăng hiệu quả làm giảm mỡ máu, mỡ thừa gấp 30 lần các dạng bào chế thông thường.
Viên giảm mỡ máu công nghệ cao MPseno là tâm huyết của Dược sĩ gia đình MyPharma với sứ mệnh mang sản phẩm chất lượng, có hiệu quả, giá trị thật từ thành tựu của các nhà khoa học Việt chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Dược sĩ MyPharma luôn đồng hành cùng người dùng trong suốt liệu trình sử dụng.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn thuốc mỡ máu có hại gan không? Cách giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.