Thuốc giảm mỡ máu thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân rối loạn Lipid máu giai đoạn muộn hoặc khi bệnh nhân đã áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc mà không có tác dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về một số thuốc giảm mỡ máu và thời gian sử dụng thuốc, nên uống khi nào và uống trong bao lâu. Bạn đọc tham khảo để sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, cần lưu ý các nhóm thuốc hạ mỡ máu hiện nay đều là thuốc kê đơn, cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi mua và sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc dẫn đến tác dụng không mong muốn hay có thể làm bệnh tiến triển nặng thêm.
1. TOP 7 loai thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay
Bạn thắc mắc mỡ máu uống thuốc gì? Hiện nay, có hai nhóm thuốc giảm mỡ máu triglycerid chính được sử dụng trong điều trị giảm mỡ máu với hai cơ chế khác nhau: Nhóm Fibrate và nhóm Statin. Mỗi thuốc được ưu tiên chỉ định trong từng trường hợp bệnh lý cụ thể của bệnh nhân. Mời bạn tìm hiểu danh sách thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay sau đây:
1.1. Thuốc trị mỡ máu Fenofibrate
![Thuốc giảm mỡ máu Fenofibrate]()
Thuốc giảm mỡ máu Fenofibrate dùng cho người tăng Cholesterol máu type IIa
Đây là một trong những thuốc thuộc thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat.
- Cơ chế tác dụng: Tác dụng lên enzym Lipoprotein Lipase, làm thủy phân Triglycerid máu, đồng thời giảm LDL-Cholesterol, tăng HDL-Cholesterol.
- Đặc điểm dược lý, dược động học: Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa cùng thức ăn, nên uống thuốc cùng hoặc ngay sau bữa ăn.
- Chỉ định của thuốc trị mỡ máu Fenofibrate:
- Tăng Cholesterol máu type IIa, tăng Triglycerid máu đơn thuần.
- Tăng Lipoprotein máu dai dẳng.
- Tác dụng không mong muốn:
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Rối loạn chức năng gan.
- Hiếm gặp: Viêm gan, đau cơ…
- Suy gan, suy thận nặng.
- Viêm túi mật.
- Viêm tụy cấp.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trẻ dưới 18 tuổi.
1.2. Thuốc hạ mỡ máu Gemfibrozil
![Thuốc hạ mỡ máu Gemfibrozil]()
Thuốc hạ mỡ máu Gemfibrozil phòng ngừa bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim tiên phát
Gemfibrozil thuộc nhóm thuốc hạ mỡ máu Fibrate.
- Cơ chế tác dụng: Tương tự Fenofibrate.
- Đặc điểm dược lý, dược động học: Gemfibrozil được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa sau khi uống, được khuyến cáo dùng trước bữa ăn 0,5 giờ.
- Chỉ định:
- Phòng ngừa bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim tiên phát ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu type IIa, IIb và IV.
- Bệnh nhân có Triglycerid tăng cao.
- Tác dụng không mong muốn thuốc điều trị mỡ máu Gemfibrozil:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Chóng mặt, ngủ gà, đau đầu, viêm thần kinh ngoại vi…
- Đau cơ (hiếm gặp).
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận hay bệnh túi mật.
- CCĐ dùng cùng các thuốc: Simvastatin, Repaglinid, desabuvir..
1.3. Thuốc điều trị mỡ máu Atorvastatin
![]()
Atorvastatin là thuốc có hiệu lực mạnh trong nhóm thuốc hạ mỡ máu Statin.
- Cơ chế tác dụng: Ức chế enzym HMG-CoA reductase – enzym tổng hợp Cholesterol tại gan, đồng thời kích thích tổng hợp LDL-Receptor để tóm bắt LDL-Cholesterol từ máu về gan, giúp giảm nồng độ LDL-Cholesterol máu, tăng nhẹ HDL-Cholesterol.
- Đặc điểm dược lý, dược động học: Atorvastatin hấp thu nhanh sau khi uống, nên được chỉ định dùng 1 lần/ngày vào bất kì thời điểm nào trong ngày, có thể uống cùng thức ăn hoặc không.
- Chỉ định của thuốc trị máu nhiễm mỡ:
- Tăng Lipid máu hỗn hợp type IIa và IIb.
- Phòng ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Tác dụng không mong muốn Atorvastatin:
- Phản ứng dị ứng
- Tăng đường huyết.
- Đau đầu, chóng mặt..
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…
- Bệnh nhân đang mắc bệnh gan tiến triển, men gan tăng quá 3 lần.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
1.4. Thuốc trị mỡ máu cao Rosuvastatin
![]()
Thuốc trị mỡ máu cao Rosuvastatin thuộc nhóm thuốc hạ Lipid máu Statin.
- Cơ chế tác dụng: Tương tự Atorvastatin.
- Đặc điểm dược lý, dược động học: Thuốc được hấp thu từ đường tiêu hóa, có thể dùng bất cứ thời điểm nào trong ngày, trong, sau hoặc xa bữa ăn.
- Chỉ định thuốc trị mỡ máu cao Rosuvastatin:
- Tăng Cholesterol máu type IIa, IIb.
- Dự phòng biến cố tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Tăng đường huyết.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Tăng men gan
- Bệnh nhân gan tiến triển, hay tăng men gan gấp 3 lần giới hạn trên.
- Bệnh nhân suy thận nặng (Clcr<60ml/phút)
- Dùng kết hợp thuốc nhóm Fibrate.
1.5. Thuốc tây điều trị mỡ máu cao Lovastatin
![]()
Lovastatin thuộc nhóm thuốc hạ mỡ máu Statin.
- Cơ chế tác dụng: Tương tự Atorvastatin.
- Đặc điểm dược lý, dược động học: Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, được khuyến cáo uống lúc đói.
- Chỉ định của thuốc điều trị máu nhiễm mỡ Lovastatin:
- Phòng ngừa biến cố tim mạch.
- Rối loạn Lipid máu type IIa, IIb.
- Tác dụng không mong muốn:
- Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng.
- Đau đầu, chóng mặt, mắt nhìn mờ.
- Đau cơ, đau khớp (hiếm gặp).
- Bệnh gan tiến triển hoặc men gan tăng cao.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
1.6. Thuốc tây điều trị mỡ máu cao Fluvastatin
![]()
Fluvastatin thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu Statin.
- Cơ chế tác dụng: Tương tự Atorvastatin.
- Đặc điểm dược lý, dược động học: Hấp thu nhanh và hoàn toàn lúc đói, do đó nên được uống lúc đói.
- Chỉ định:
- Rối loạn Lipid máu type IIa, IIb.
- Phòng ngừa biến cố tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Tác dụng không mong muốn thuốc tan mỡ máu Fluvastatin:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ.
- Tăng đường huyết.
- Hiếm gặp: Viêm gan, đau cơ.
- Bệnh nhân gan tiến triển hoặc men gan tăng cao quá 3 lần giới hạn trên.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
1.7. Thuốc tan mỡ máu Niacin
![]()
Đây là nhóm thuốc mới được sử dụng trong điều trị rối loạn mỡ máu.
- Cơ chế tác dụng: Ức chế gan sản xuất Cholesterol.
- Đặc điểm dược lý, dược động học: Có thể gây loét dạ dày nên được khuyến cáo sử dụng thuốc 1-2 lần/ ngày, uống trong bữa ăn để giảm tác dụng không mong muốn này.
- Chỉ định của huốc tan mỡ máu Niacin: Điều trị phối hợp trong các type rối loạn mỡ máu, đặc biệt có tăng Triglycerid máu.
- Tác dụng không mong muốn:
- Đỏ bừng mặt, nóng trong người.
- Buồn nôn và nôn, làm trầm trọng thêm loét dạ dày.
- Tăng đường huyết.
2. Khi nào cần sử dụng thuốc máu nhiễm mỡ
![]()
Như đã nhấn mạnh ở trên, thuốc giảm mỡ máu là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thông thường, thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Với bệnh nhân máu nhiễm mỡ giai đoạn đầu: Khi bệnh nhân đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống, từ bỏ các thói quen xấu (hút thuốc, rượu bia…) mà không các chỉ số mỡ máu không cải thiện. Lúc này, thuốc máu nhiễm mỡ được kê với liều thấp nhất có tác dụng để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân.
- Với bệnh nhân máu nhiễm mỡ giai đoạn 2,3: Sử dụng thuốc với liều chỉ định của bác sĩ kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc để cải thiện bệnh đồng thời tránh trường hợp bệnh tiến triển gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…
3. Cần uống thuốc giảm mỡ máu trong bao lâu?
Thời gian sử dụng thuốc thường phụ thuộc tình trạng bệnh của mỗi người. Với những người mới mắc bệnh, chưa xuất hiện biến chứng có thể cải thiện bệnh sau 3 tháng dùng thuốc. Tuy nhiên, những bệnh nhân giai đoạn nặng thì cần sử dụng thuốc kéo dài 1 đến vài năm để dự phòng nhiều biến chứng đe dọa tính mạng.
Sau khi các chỉ số mỡ máu trở về mức bình thường, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm liều hay dừng thuốc điều trị mỡ máu nếu có thể.
4. Biện pháp kết hợp với thuốc tây điều trị mỡ máu cao
![]()
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần thay đổi lối sống và chế độ ăn để nâng cao hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số biện pháp kết hợp với thuốc trong điều trị mỡ máu cao được khuyến cáo trong “Hướng dẫn điều trị Rối loạn Lipid máu” của Bộ Y tế:
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao, đốt cháy mỡ thừa, giảm Cholesterol đồng thời làm bền thành mạch, ngăn ngừa biến chứng do mỡ máu cao gây ra.
- Thay đổi chế độ ăn: Hạn chế thức ăn nhiều đường, nhiều mỡ, thay bằng các thực phẩm chứa protein, bổ sung các loại rau củ…
- Từ bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe: Hút thuốc lá, rượu bia, thức khuya…
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược có tác dụng giảm mỡ máu, vừa an toàn vừa đạt hiệu quả lâu dài như trà lá sen, nghệ, trà sơn tra… Ngoài ra, có thể tham khảo sử dụng viên giảm mỡ máu công nghệ cao MPsuno – sản phẩm từ nano lá sen, một loại thảo dược chứa hợp chất Flavonoid có tác dụng thúc đẩy trao đổi Lipid, giảm Cholesterol và Triglycerid máu, hiệu quả với những bệnh nhân rối loạn mỡ máu.
Sản phẩm còn được ứng dụng bộ ba công nghệ hiện đại – công nghệ chiết xuất chọn lọc, công nghệ lên men làm giàu hoạt chất và công nghệ tạo hạt nano sinh học làm tăng hàm lượng hoạt chất, mang lại hiệu quả gấp 30 lần các dạng bào chế thông thường.
Ngoài ra, để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về thuốc giảm mỡ máu, giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt mua sản phẩm MPseno TẠI ĐÂY.