Tư Vấn Giảm Mỡ Máu

Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu theo từng loại đầy đủ nhất

Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc giảm mỡ máu đang trở nên ngày một phổ biến, gây ra những hậu quả không mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do người sử dụng không nắm rõ tác dụng phụ của thuốc. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu theo từng loại đầy đủ nhất, giúp bạn đọc sử dụng thuốc hợp lý.

1. Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu theo từng loại

Có 4 nhóm thuốc điều trị giảm mỡ máu chính: Nhóm thuốc Statin, nhóm thuốc Fibrat, nhóm thuốc ức chế hấp thu Cholesterol và nhóm nhựa gắn acid mật. Mỗi nhóm có những tác dụng phụ khác nhau:

1.1. Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu Statin

tác dụng phụ Thuốc giảm mỡ máu Statin

Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu Statin thường xảy ra trên hệ tiêu hóa

Các tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu nhóm statin:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn hoặc nôn, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng hay tiêu chảy.
  • Suy nhược thần kinh, nhức đầu, có thể mất ngủ.
  • Tăng men gan.
  • Tăng đường huyết.
  • Đau nhức cơ, yếu hay mỏi cơ (Rất hiếm gặp).

Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm: Atorvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Simvastatin, Rosuvastatin…

Những tác dụng phụ kể trên có thể được hạn chế nếu người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

  • Dùng thuốc đúng và đủ liều, đúng thời gian.
  • Kiểm tra men gan trước khi bắt đầu sử dụng thuốc và khám định kì 3 tháng/lần để theo dõi và đánh giá men gan sau khi dùng thuốc.
  • Kiểm tra Creatinin kinase (thông số đánh giá mức độ tổn thương cơ, gây đau nhức, yếu hay mỏi cơ) trước và trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nên dừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được cân nhắc kịp thời.

1.2. Tác dụng phụ của thuốc điều trị mỡ máu Fibrat

Thuốc giảm mỡ máu Fibrat gây tác dụng phụ cho người mỡ máu

Thuốc giảm mỡ máu Fibrat có thể gây ra những tác dụng không mong muốn trên nhiều cơ quan

Nhóm thuốc giảm mỡ máu Fibrat có thể gây ra những tác dụng không mong muốn dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy nhẹ.
  • Da nổi ban, mày đay, dị ứng, mẩn đỏ.
  • Tăng men gan.
  • Đau nhức cơ, yếu cơ.
  • Hiếm gặp: Sỏi đường mật, giảm bạch cầu…

Các thuốc trong nhóm có thể gây ra tác dụng phụ trên: Gemfibrozil, Fenofibrat, Ciprofibrat, Bezafibrat…

Các biện pháp hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị mỡ máu fibrat kể trên:

  • Sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm tra men gan và Creatinin kinase trước và trong khi sử dụng thuốc để theo dõi và đánh giá kịp thời tình trạng tăng men gan và tổn thương cơ.
  • Dừng thuốc nếu có dấu hiệu bất thường và báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

1.3. Tác dụng phụ của thuốc mỡ máu nhóm nhựa gắn acid mật

Nhóm nhựa gắn acid mật

Nhóm nhựa gắn acid mật thường gây tác dụng phụ nhẹ hơn nhóm statin và fibrat

Nhóm thuốc này có hiệu quả không bằng các thuốc thuộc nhóm Statin và Fibrat, tuy nhiên các tác dụng phụ thường nhẹ và ít gặp hơn. Đó là:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy.
  • Giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu gây thiếu vitamin A, D, K, E. Tình trạng này kéo dài gây ra mắt nhìn mờ, chậm đông máu, loãng xương…
  • Giảm hấp thu các thuốc dùng cùng (Digoxin – thuốc điều trị suy tim, Phenobarbital – thuốc an thần…)

Thuốc thường gặp trong nhóm: Cholestyramin, Colesevelam.

Biện pháp hạn chế tác dụng phụ của thuốc mỡ máu nhóm ức chế hấp thu Cholesterol:

  • Bổ sung vitamin A, D, K, E thông qua thuốc hoặc chế độ ăn hàng ngày.
  • Nếu sử dụng cùng các thuốc khác, nên uống thuốc này trước 1-2 tiếng để không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.

1.4. Tác dụng phụ khi uống thuốc giảm mỡ máu ức chế hấp thu Cholesterol

Nhóm thuốc ức chế hấp thu Cholesterol

Thuốc ức chế hấp thu Cholesterol khi sử dụng đơn độc hầu như không gây tác dụng phụ nặng nề

Thuốc ức chế hấp thu Cholesterol khi sử dụng đơn độc hầu như không gây tác dụng phụ nặng nề, có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy hay mệt mỏi, ban da. Tuy nhiên, thuốc thường được kê đơn cùng các thuốc Statin, khi sử dụng đồng thời có thể gây ra các tác dụng phụ khi uống thuốc giảm mỡ máu sau đây:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên: Viêm mũi, viêm họng, cúm, viêm xoang…
  • Đau cơ, đau khớp hay đau tứ chi.

Thuốc hạ mỡ máu theo cơ chế ức chế hấp thu Cholesterol thường được chỉ định: Ezetimibe.

Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu gây ra, người bệnh cần lưu ý không tự ý uống thuốc, đặc biệt uống kết hợp các thuốc với nhau. Nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thông báo với bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng bất thường.

2. Trả lời thắc mắc của người bệnh mỡ máu

Bên cạnh các tác dụng phụ gây ra do thuốc, một số sai lầm trong cách sử dụng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Dưới đây, dược sĩ MyPharma sẽ trả lời hai thắc mắc thường gặp nhất để chỉ ra sai lầm của người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc.

2.1. Mỡ máu bao nhiêu thì cần sử dụng thuốc?

xét nghiệm mức độ mỡ máu

xét nghiệm mức độ mỡ máu định kỳ để cân nhắc sử dụng thuốc mỡ máu

Biện pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có mỡ máu cao, bao gồm tập thể dục, thay đổi chế độ ăn, từ bỏ thói quen xấu (thức khuya, hút thuốc…). Khi các biện pháp này không giúp cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh mới được chỉ định sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng với thuốc của mỗi người mà bác sĩ kê đơn với liều phù hợp.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bệnh đi khám định kỳ, thấy chỉ số mỡ máu cao mà tự ý sử dụng thuốc, dẫn đến tình trạng bệnh không cải thiện mà các tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu lại gây hại cho sức khỏe.

2.2. Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

Thuốc giảm mỡ máu là thuốc kê đơn, dùng để điều trị khi có bệnh lý rối loạn Lipid máu hay để phòng ngừa các biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, cơn thiếu máu cục bộ. Do đó, TUYỆT ĐỐI không sử dụng thuốc với mục đích nào khác kể cả giảm cân.

Xem thêm bài viết sau của chuyên gia: Thuốc mỡ máu có hại gan không? 6 lưu ý cần phải nhớ khi dùng

3. Sử dụng sản phẩm MPSENO – hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn, hiệu quả 

banner MPseno

MPseno – Nano lá sen đầu tiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hiệu quả gấp 30 lần.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm hay phối hợp các thuốc làm tăng tác dụng không mong muốn, người bệnh có thể sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng hạ mỡ máu từ thảo dược để tăng hiệu quả điều trị và an toàn khi dùng lâu dài.

Tham khảo viên giảm mỡ máu công nghệ cao MPseno – sản phẩm được bào chế từ Nano lá sen có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid máu, cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Đây là thành quả 16 năm nghiên cứu của thạc sĩ Bá Thị Châm, được ứng dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ lên men làm giàu hoạt chất, công nghệ tạo hạt nano sinh học và công nghệ chiết xuất chọn lọc giúp tăng hiệu quả gấp 30 lần so với các dạng bào chế thông thường từ lá sen. Hiện sản phẩm đã có mặt tại siêu thị thuốc MPG – Địa chỉ số 378 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về các tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu hay cách giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Viên giảm béo giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam
MPseno – HỖ TRỢ GIẢM MỠ THỪA, NGỪA MỠ MÁU
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà
297.000
550.000
0
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên