Mỡ máu cao lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí là tử vong do đó cần điều trị sớm. Vậy bị mỡ máu cao uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng MPseno tìm hiểu ở bài viết này.
Nội dung bài
Sử dụng thuốc giúp điều chỉnh các chỉ số mỡ máu của người bệnh về ngưỡng an toàn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên không phải cứ mỡ máu cao thì sẽ dùng thuốc. Các chuyên gia y tế cho biết, việc dùng thuốc cho người bệnh mỡ máu phụ thuộc nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, yếu tố nguy cơ, tình trạng bệnh, bệnh lý mắc kèm…
Theo khuyến cáo mới nhất của Hội Tim mạch Việt Nam:
Statin – nhóm thuốc thường chỉ định trong điều trị mỡ máu cao
Statin là nhóm thuốc đầu tay được các bác sĩ chỉ định để điều trị mỡ máu cao.
Cơ chế tác dụng: Nhóm statin ức chế men khử HMG-CoA (enzym tổng hợp cholesterol), làm giảm cholesterol nội sinh, ngăn sự hình thành LDL-c, giảm triglyceride và tăng một lượng nhỏ HDL-c.
Một số thuốc nhóm statin thường được sử dụng: Simvastatin, Rosuvastatin, Atorvastatin, Fluvastatin…
Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp:
Lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc statin:
Mỡ máu cao uống thuốc gì? – Nhóm Fibrate
Nhóm fibrates được chỉ định đơn lẻ trong trường hợp mỡ máu cao do tăng triglycerid hoặc kết hợp với các thuốc hạ mỡ máu khác.
Cơ chế tác dụng: Nhóm thuốc này làm giảm mỡ máu bằng cách kích thích PPAR alpha làm tăng oxy hóa các axit béo và tăng thanh thải các lipoprotein giàu glycerid. Các thuốc nhóm fibrat cũng làm tăng HDL-c do thúc đẩy quá trình tự chuyển hóa apoA-I và apoA-II.
Một số thuốc thường được sử dụng: Gemfibrozil, Fenofibrate, Clofibrate…
Tác dụng không mong muốn có thể gặp ở nhóm Fibrat:
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bệnh suy gan, suy thận.
Thuốc hạ mỡ máu từ từ axit nicotinic
Các thuốc nhóm niacin có tác dụng tốt trong điều trị mỡ máu trường hợp có chỉ số LDL-c, triglycerid tăng hoặc HDL-c giảm. Chúng có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với nhóm statin.
Cơ chế tác dụng: Niacin hay còn gọi là vitamin B3, có khả năng ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp triglycerid ở gan, từ đó làm giảm triglycerid, giảm LDL-c và tăng HDL-c.
Tác dụng không mong muốn có thể xay ra:
Lưu ý: Người bị tiểu đường mỡ máu cao nên tránh dùng niacin.
Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp mỡ máu có LDL-c tăng hoặc người bệnh không dung nạp statin. Trong nhiều trường hợp có thể dùng phối hợp với nhóm statin.
Cơ chế hoạt động: Resins trao đổi ion Cl- với acid mật, tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, tăng thải LDL-c.
Một số loại thuốc thuộc nhóm nhựa liên kết axit mật: Cholestyramin, colestipol…
Tác dụng phụ: Gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, táo bón…
Lưu ý:
Ezetimibe là thuốc đầu tiên được sử dụng trong nhóm này được chỉ định trong trường hợp tăng LDL cholesterol và không dùng khi triglycerid tăng cao. Có thể dùng kết hợp với nhóm statin.
Cơ chế tác dụng: Các thuốc này giúp hạ mỡ máu bằng cách ức chế hấp thụ cholesterol tại ruột, đồng thời làm giảm LDL-c và tăng HDL-c.
Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng: Rất ít tác dụng phụ, có thể làm tăng men gan nên thận trọng khi dùng cho những người có vấn đề về gan.
Axit béo omega 3 thường được chỉ định trong trường hợp triglycerid cao và dùng kết hợp với nhóm fibrate.
Cơ chế tác dụng: Omega-3 có chứa DHA và EPA có tác dụng hạ triglycerid khá mạnh, làm tăng HDL-C vừa phải.
Tác dụng phụ muốn có thể gặp:
Thuốc tiêm hạ mỡ máu nhóm ức chế PCSK9
Thuốc ức chế PCSK9 là một loại thuốc sinh học, chỉ được chỉ định cho các trường hợp có chỉ số cholesterol máu đặc biệt cao. Được dùng thay thế cho những trường hợp không dung nạp các thuốc hạ mỡ máu trên, tuy nhiên chi phí khá tốn kém.
Cơ chế: Nhóm thuốc này giúp làm giảm cholesterol trong máu bằng cách bất hoạt proprotein convertase subtilisin kexin 9 (PCSK9). Khi đó, các thụ thể sẽ được tăng cường để loại bỏ mỡ xấu khỏi máu, từ đó làm giảm mỡ máu.
Thuốc hạ mỡ máu nhóm ức chế PCSK9: Praluent và Repatha.
Thuốc nhóm này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa tác dụng phụ khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu, người bệnh cần lưu ý:
4 lưu ý quan trọng khi dùng thuốc hạ mỡ máu
Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Việc tuân theo chỉ định của bác sĩ là điều thiết yếu đối với bệnh nhân mỡ máu cao.
Kết hợp hế độ dinh dưỡng hợp lý: Dù đang ở mức độ bệnh như thế nào thì chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng giúp ổn định mỡ máu. Một số lưu ý về chế độ ăn cho người mỡ máu cao là:
Kết hợp chế độ tập luyện, sinh hoạt khoa học: Các chuyên gia khuyến cáo, người bị mỡ máu cao không nên thức khuya, tránh để cơ thể stress, mệt mỏi trong thời gian dài. Đồng thời nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao hoặc các bài tập giúp giảm mỡ thừa, mỡ máu. Tùy vào từng đối tượng mà áp dụng các bài tập phù hợp.
Hạn chế rượu bia, các chất kích thích: Sử dụng rượu bia và các chất kích thích thường xuyên sẽ làm chức năng gan suy giảm. Điều này làm quá trình chuyển hóa ở gan bị cản trở, mỡ thừa sẽ tích tụ lại trong cơ thể làm cho bệnh thêm trầm trọng.
Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: 7 cách điều trị mỡ trong máu cao an toàn, dứt điểm ngay tại nhà
Xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để giảm mỡ máu hiện rất được ưa chuộng nhờ có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ ngay cả khi dùng lâu dài, đặc biệt là các sản phẩm có chứa lá sen, sơn tra, chè vằng, tỏi đen. Bởi những thành phần này cho hiệu quả tốt trong việc giúp làm giảm cholesterol máu và đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
Trong số những sản phẩm đó, bạn không nên bỏ qua sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu MPseno. Không chỉ có nguồn gốc từ thảo dược an toàn, lành tính, sản phẩm còn có những ưu điểm nổi bật như:
MPseno – Nano lá sen đầu tiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hiệu quả gấp 30 lần.
Hy vọng những thông tin trên bài viết giúp bạn đọc nắm được mỡ máu cao uống thuốc gì và thông tin cơ bản của những loại thuốc đó. Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn thêm về cách điều trị cũng như cách kiểm soát tốt mỡ máu, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc đặt mua hàng TẠI ĐÂY.