Tư Vấn Giảm Mỡ Máu

Mỡ máu cao triglyceride có nguy hiểm không? 13 cách khắc phục ngay tại nhà

Trong số những chỉ số xét nghiệm của xét nghiệm bộ mỡ máu thì chỉ số mỡ máu triglyceride là một chỉ số để đánh giá mỡ máu quan trọng. Tuy nhiên để hiểu rõ mỡ máu triglyceride trong cơ thể là gì? Cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc về mỡ máu cao Triglyceride và cách phòng ngừa để triglyceride không tăng cao trong máu tại nhà.

1. Mỡ máu triglycerid tăng cao trong trường hợp nào?

1.1. Mỡ máu triglycerid là gì?

Mỡ máu triglycerid bám vào thành mạch gây xơ vữa

Mỡ máu triglycerid là gì là một dạng chất béo chiếm 95% lượng chất béo trong cơ thể

Mỡ máu triglycerid là gì là một dạng chất béo chiếm 95% lượng chất béo trong cơ thể, chúng ta vẫn tiêu thụ triglyceride mỗi ngày qua chế độ ăn uống bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật. Triglyceride chứa 3 axit béo. Sau khi vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến ruột non, phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng được dự trữ chủ yếu ở gan và mỡ.

1.2. Chỉ số mỡ máu triglyceride tăng quá cao có ý nghĩa như thế nào?

Khi cơ thể mà tích tụ lượng triglyceride quá lớn khiến chỉ số mỡ máu triglyceride cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Đồng thời, chỉ số này tăng cao cũng cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ…

1.3. 4 mức độ đánh giá chỉ số mỡ máu cao triglycerid

đánh giá chỉ số mỡ máu cao triglycerid

Đánh giá chỉ số mỡ máu cao triglycerid hiện nay được phân chia thành 4 loại

Theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, 4 mức độ đánh giá nồng độ triglyceride trong máu cao: 

  • Triglyceride bình thường: Dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
  • Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 mg/dL – 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L).
  • Triglyceride cao: 200 mg/dL – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L).
  • Triglyceride tăng quá cao: Trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).

2. Triglyceride tăng trong trường hợp nào? Đối tượng dễ mắc

Triglyceride tăng trong trường hợp nào

Triglyceride tăng nhiều ở người thừa cân, béo phì

Triglyceride tăng trong trường hợp nào? Sau đây là 6 trường hợp dễ mắc phải tình trạng tăng triglyceride:

  • Người ít hoạt động thể chất: Hạn chế vận động sẽ khiến cho mọi quá trình trao đổi, lưu thông diễn ra trì trệ, việc chuyển hoá và tiêu thụ thức ăn cũng bị hạn chế. 
  • Người hay hút thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc lá quá nhiều, lượng mỡ được đào thải sẽ càng kém và lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể sẽ càng nhiều nhất là ở mạch máu ở tim, ở ngoại vi.
  • Người béo phì: Người thừa cân, béo phì càng có nguy cơ rất cao mắc bệnh rối loạn lipid máu và tương đương với lượng triglyceride trong máu tăng cao.
  • Do di truyền: Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng triglyceride có thể do di truyền, do vậy trước khi làm xét nghiệm mỡ máu cần điền khai báo tiền sử gia đình.
  • Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa: Ăn nhiều thức ăn giàu chất béo bão hoà cũng góp phần làm tăng lượng triglyceride trong máu.
  • Do sử dụng thuốc: Một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, thuốc tránh thai lâu dài, nghiện rượu, một số loại thuốc loạn thần,… cũng gây nên tình trạng rối loạn lipid máu, làm tăng triglyceride trong máu.

Mời bạn đọc thêm bài viết của chuyên gia: 8 nguyên nhân bệnh máu nhiễm mỡ & 4 cách điều trị đơn giản

3. Biến chứng khi nồng độ triglyceride trong máu cao

Mỗi người sẽ có một chỉ số triglyceride máu ở mức khác nhau. Khi máu nhiễm mỡ triglyceride tăng gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe.

3.1. Biến chứng viêm tụy 

Viêm tụy là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị máu nhiễm mỡ. Do chỉ số triglyceride tăng cao có thể gây sưng tụy gây ra đau bụng dữ dội, nôn mửa và sốt.

3.2. Tiểu đường tuýp 2

Lượng triglyceride trong máu cao là một phần của tình trạng gọi là hội chứng chuyển hóa gồm 5 điều kiện: bao gồm huyết áp cao, tăng mỡ bụng, HDL cholesterol  thấp (cholesterol tốt) và lượng đường trong máu cao. Khi bạn có chỉ số triglyceride tăng cao kết hợp với bất kỳ hai trong số 5 điều kiện trên sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 lên gấp 5 lần.

tư vấn zalo

3.3. Bệnh tim mạch do máu nhiễm mỡ triglyceride

Một trong biến chứng nguy hiểm nhất ở người máu nhiễm mỡ triglyceride đó là biến chứng trên tim mạch. Tình trạng chỉ số triglyceride cao và hội chứng chuyển hóa sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng chất béo cao trong máu tích tụ bên trong các mạch máu gây cản trở việc mang oxy đến cơ tim rất dễ khiến cho tim rơi vào tình trạng thiếu oxy gây ảnh hưởng lớn đến tim như suy tim,…

3.4. Đột quỵ do rối loạn mỡ máu triglycerid

Đây là tổn thương não do giảm cung cấp máu một cách đột ngột cho các tế bào não. Khi nồng độ triglyceride máu tăng cao có thể hạn chế lưu lượng máu trong các mạch cung cấp cho não và đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ.

3.5. Biến chứng trên gan do mỡ máu cao

Nồng độ triglyceride khi không được kiểm soát sẽ sản sinh ra rất nhiều axit béo và tích tụ cả trong gan khiến gan bị nhiễm mỡ. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng các bệnh gan mạn tính như xơ gan, ung thư gan,…

3.6. Biến chứng trên não bộ

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ triglyceride cao có thể làm hỏng các mạch máu bên trong não và góp phần tích tụ một loại protein độc hại gọi là amyloid làm ảnh hưởng tới não và có thể dẫn tới mất trí nhớ. Đây là một trong những biến chứng chính xảy ra trên não bộ.

3.7. Biến chứng trên các chi vận động

Việc có quá nhiều lượng chất béo trong máu tạo ra các mảng bám hình thành trong các động mạch chảy đến các chi như tay,chân và có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Có thể gây đau và tê ở tay, chân, đặc biệt là khi đi bộ, làm việc  và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở các chi vận động. Thậm chí nặng có thể dẫn đến bệnh gout.

4. Biện pháp ngừa mỡ máu cao triglyceride

Các biến chứng do rối loạn mỡ máu triglycerid đang đe doạ rất lớn tới sức khoẻ và tính mạng của bản thân bạn. Trước những biến chứng nguy hiểm đang đe dọa tới chính sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của bạn mà chính vì vậy bạn cần có hướng phòng ngừa, duy trì chỉ số Triglycerides thấp hoặc ở ngưỡng bình thường. Dưới đây là những cách giảm mỡ máu triglycerid bạn cần lưu ý:

4.1. Tăng cường tập thể dụng thể thao

Tăng cường tập thể dụng thể thao giảm mỡ máu

Tăng cường tập thể dụng thể thao giảm mỡ máu

Hãy hình thành thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn bởi lẽ, nó sẽ giúp bạn có một vóc dáng đẹp và rất tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời có thể làm giảm triglyceride máu cùng với cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”. Hãy cố gắng dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày tham gia các hoạt động thể chất.

4.2. Giảm cân do tăng triglyceride mỡ máu

Giảm cân do tăng triglyceride mỡ máu

Cân nặng cũng ảnh hưởng đến việc tăng glyceride trong máu

Cân nặng cũng ảnh hưởng đến việc tăng glyceride trong máu. Nếu bạn bị tăng chỉ số triglyceride máu ở mức độ nhẹ đến trung bình thì bạn nên tập trung vào việc cắt giảm lượng calo trong khẩu phần ăn. Bởi vì, lượng calo bổ sung có được chuyển đổi thành triglyceride và được lưu trữ dưới dạng chất béo. Việc giảm lượng calo sẽ làm giảm chỉ số triglyceride trong máu.

4.3. Hạn chế sử dụng chất béo xấu

Hạn chế sử dụng chất béo xấu cho người mỡ máu cao

Hạn chế sử dụng chất béo xấu cho người mỡ máu cao

Để làm giảm được triglyceride trong máu thì bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo có hại như: đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cá loại thịt có màu đỏ, mỡ động vật, thịt hun khói, đồ ăn nhanh,…. Hãy chọn cách ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, hãy tránh những loại thức ăn giàu chất béo có hại.

4.4. Xây dựng lối sống lành mạnh 

hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn cho người mỡ máu cao

Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn cho người mỡ máu cao

Hãy tập xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, từ bỏ ngay những thói quen khiến mỡ máu cao triglyceride tăng cao: 

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá: Rượu, bia chứa nhiều calo và đường có khả năng làm tăng chất béo trung tính. Nếu bạn bị tăng triglyceride máu nặng, bạn nên tránh xa các thức uống có cồn.
  • Không ăn tối quá muộn: Thời điểm tốt nhất dành cho người bệnh tăng triglyceride mỡ máu là nên ăn vào 7 giờ tối vì sau thời điểm này thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ rất khó hấp thu và dễ đọng lại tại tại thành mạch.
  • Hạn chế thức khuya: Thường xuyên thức khuya có ảnh hưởng đến nội tiết khiến tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tăng triglyceride kèm theo tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông( gây béo phì).

4.5. Sử dụng thuốc trị mỡ máu cao

Sử dụng thuốc trị mỡ máu cao

Sử dụng thuốc trị mỡ máu cao cần có lưu ý để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra

Ngoài xây dựng lối sống lành mạnh thì để điều trị rối loạn lipid máu hay tăng triglyceride máu thì có thể sử dụng thuốc giảm mỡ máu. Một số nhóm thuốc dùng để điều trị mỡ máu cao triglyceride hiện nay hay sử dụng:

  • Thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin: Các statin sẽ ức chế cạnh tranh với enzym HMG-CoA (Hydroxymethylglutaryl CoA) reductase, một loại enzyme tổng hợp cholesterol nội sinh. 
  • Thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat: Fibrat kích thích PPAR alpha làm tăng oxy hóa chất béo và tăng tổng hợp enzyme LPL, dẫn tới tăng thanh thải triglycerid. Bên cạnh đó, các fibrat cũng làm tăng hàm lượng HDL-cholesterol do thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II. 
  • Thuốc hạ mỡ máu Niacin: Thuốc có tác dụng ức chế phân hủy triglycerid từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp triglycerid ở gan. Kết quả làm giảm lượng triglycerid trong máu. Ngoài ra, Niacin còn làm tăng thoái biến apoB và giảm thanh thải apoA-I, do đó làm giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol. Các biệt dược gồm: Niacor, Niaspan, Slo-niacin.

Mời bạn đọc kỹ hơn: Thuốc giảm mỡ máu Triglycerid loại nào tốt và biện pháp kết hợp tăng tác dụng của thuốc

4.6. Hiện nay có viên giảm mỡ máu công nghệ cao MPseno

banner MPseno

MPseno – Nano lá sen đầu tiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hiệu quả gấp 30 lần.

Viên giảm béo công nghệ cao MPSENO – là sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa đạt hiệu quả rất tốt. Bên cạnh Nano lá sen còn được phối hợp cùng Nano sơn tra và Nano curcumin tạo thành phức hợp nano giúp giảm mỡ thừa, giảm mỡ máu đa cơ chế và giúp đem lại hiệu quả kiểm soát mỡ máu một cách toàn diện, không gây phụ thuộc khi dùng lâu dài.

Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu thêm về chỉ số triglyceride tăng quá cao trong xét nghiệm mỡ máu, một số biến chứng nguy hiểm cũng như các biện pháp phòng ngừa tăng triglyceride máu và giới thiệu một vài nhóm thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Hãy gặp chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn điều trị chính xác hơn.

Đặt mua ngay

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về các mỡ máu cao triglyceride hay cách giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Viên giảm béo giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam
MPseno – HỖ TRỢ GIẢM MỠ THỪA, NGỪA MỠ MÁU
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà
297.000
550.000
0
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên