Tư Vấn Giảm Mỡ Máu

Mỡ máu cao nên uống cây gì? Lưu ý khi giảm mỡ máu bằng các loại cây

  • 13/06/2022
  • 13/06/2022
  • 1594

Cây thuốc nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ được lưu truyền trong dân gian đến nay vẫn được mọi người áp dụng và mang đến nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, có rất nhiều thảo dược được “đánh bóng” về công dụng hạ mỡ máu, khiến nhiều người bị qua mặt. Do đó, để biết chính xác mỡ máu cao nên uống cây gì? Những lưu ý cần biết khi dùng, mời các độc giả đọc bài viết dưới đây. 

Mỡ máu cao nên uống cây gì?

Xu hướng sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao được nhiều người ưa chuộng. Bởi chúng dễ kiếm, nguyên liệu thường là “của nhà trồng được”, cây nhà lá vườn… Mặt khác, việc dùng lâu dài ít gây ra các phản ứng phụ trên lâm sàng. 

Dưới đây là danh sách các loại thảo dược được dùng cho người mỡ máu cao:

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam từ lâu được biết đến như một loại “thần dược” quý, hỗ trợ hạ mỡ máu cao. Do đó, loài cây này còn có tên gọi mỹ miều khác là: trường sinh – kéo dài tuổi thọ. 

Nhiều nghiên cứu hiện đại chỉ ra công dụng chữa mỡ máu cao của giảo cổ lam. Cụ thể, một số tài liệu của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ghi nhận dược liệu này có thể hạ được nồng độ cholesterol xấu trong máu, tăng hàm lượng cholesterol tốt để cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. Thêm vào đó, một nghiên cứu của Giáo sư Phạm Thanh Kỳ được đăng tải trên tạp chí Dược liệu vào năm 1999 cũng chỉ ra, hiệu quả khi sử dụng giảo cổ lam thường xuyên trong 30 ngày có thể cải thiện tốt tình trạng mỡ máu cao lên đến 71%. 

giao-co-lam

Giảo cổ lam – Dược liệu hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Thêm một nghiên cứu độc lập nhằm chứng minh giảo cổ lam có tác dụng hạ mỡ máu cao, vào năm 2005, Sammer Magalll – trường Đại học Sydney (Úc) đã công bố kết quả công trình nghiên cứu của mình về giảo cổ lam. Ông khẳng định rằng loài cây này có tác dụng hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ tương đương các loại thuốc tân dược. 

Có được những công dụng này là nhờ vào thành phần hóa học có trong giảo cổ lam: Tác dụng sinh học chống oxy hóa cao và chống gốc tự do nên được ứng dụng với mục đích hạ mỡ máu, giảm cholesterol có hại cho cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bình ổn huyết áp. 

Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn chứa vitamin và khoáng chất có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn sự tạo thành của các khối u. 

Giảo cổ lam được nhận biết thông qua một số đặc điểm: Loại cây thân thảo, mảnh, leo nhờ tua cuốn mọc ở nách lá. Cách mọc của loài cây này thường bị nhầm lẫn với lá kép chân vịt nhưng chúng mọc đơn và xẻ chân vịt rất sâu. 

Bộ phận được đem sử dụng của loài thực vật này là lá. Có thể thu hái và sử dụng quanh năm. 

Có nhiều cách sử dụng giảo cổ lam cho người mỡ máu cao và quy trình chế biến đều tương đối đơn giản.

Xem thêm cách điều trị mỡ máu cao bằng thuốc tại: Bị mỡ máu cao uống thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng

Trà giảo cổ lam

  • Bước 1: Thu hái lá và ngọn non của cây rồi đem rửa sạch, phơi khô dưới nắng hoặc đem sấy lạnh (nếu có điều kiện). 
  • Bước 2: Lấy khoảng 15-20g cho vào ấm trà. 
  • Bước 3: Dùng nước đã đun sôi đổ vào ấm để hãm, đợi khoảng 5-10 phút cho hoạt chất được chiết ra là có thể sử dụng. 
tra-giao-co-lam

Người mỡ máu cao uống trà giảo cổ lam hàng ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Nước trà giảo cổ lam có thể dùng để uống hàng ngày thay cho nước lọc. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho người muốn nâng cao hiệu quả điều trị mỡ máu là nên uống vào hai thời điểm sau trong ngày: Buổi sáng và đầu giờ chiều. Không nên uống trước khi đi ngủ vì sẽ gây khó ngủ. 

Kết hợp bộ ba dược liệu: giảo cổ lam, xạ đen và cà gai leo

Sự phối hợp 3 thảo dược này có thể nâng cao khả năng hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, cũng như nâng cao sức khỏe, bồi bổ toàn cơ thể. 

Cách thực hiện đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

  • 30g giảo cổ lam
  • 20g cà gai leo
  • 30g xạ đen

Cách tiến hành: Cho tất cả nguyên liệu trên vào bình giữ nhiệt chứa 1,5 lít nước đun sôi và để 30 phút là có thể dùng. 

che-bien-giao-co-lam

Chế biến giảo cổ lam đúng chuẩn mang lại hiệu quả sử dụng

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam 

Lá giảo cổ lam đã sấy khô cần được bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh bị ẩm mốc.

Những đối tượng sau đây không nên dùng giảo cổ lam:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người bị chứng hư hàn đổ mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, chịu rét kém, hơi thở ngắn, mệt mỏi nhiều.
  • Người dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép.
  • Người bị rối loạn xuất huyết.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật xong. 

Dược liệu làm hạ đường huyết nhanh, nên không được dùng quá liều (không dùng quá 60-70g mỗi ngày). 

Liều dùng ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. 

Một số biểu hiện bất thường khi dùng giảo cổ lam (hiếm gặp): đầy bụng, khó ngủ, mất ngủ, hạ đường huyết.

Không uống trà giảo cổ lam để qua đêm vì trà sẽ bị oxy hóa gây biến đổi chất lượng và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

luu-y-su-dung-giao-co-lam

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Trà xanh

Trà xanh là loại nước được cho là tương đối lành mạnh, mang đến vô vàn lợi ích trong đó không thể không kể đến tác dụng hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. 

Trà xanh chứa nhiều hoạt chất giàu giá trị, polyphenol – hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, giúp giảm viêm và chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, trà xanh có chứa catechin gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Các chất này có thể làm giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ các tế bào và phân tử khỏi bị hư hại. Đặc biệt, EGCG là một trong những hợp chất có nhiều tác dụng nhất trong trà xanh. Đã có nhiều nghiên cứu kiểm tra khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau từ chất này. Có thể nói, EGCG là chất chủ lực mang lại đặc tính chữa bệnh của trà xanh.

Mặt khác, trà xanh có thể hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh lý tim mạch – một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Các hoạt chất có trong trà xanh được nghiên cứu là có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ: Bao gồm cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL (xấu) thông qua cơ chế chống oxy hóa của máu, giúp bảo vệ các phần tử LDL khỏi quá trình oxy hóa.

Từ đó, trà xanh có khả năng giảm mỡ máu cao hiệu quả. 

tra-xanh

Trà xanh chứa nhiều hoạt chất có giá trị trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Lá sen

Cây sen là một cây thuốc quý của người Việt, bộ phận nào của loài cây này cũng được ứng dụng để làm thuốc. Theo Y học cổ truyền, lá sen còn được gọi là hà diệp, dùng trong việc hỗ trợ người mỡ máu cao. Cho đến nay, y học hiện đại đã chứng minh các công dụng của lá sen được lưu truyền trong dân gian như: hạ mỡ máu là hiệu quả.

Cơ chế tác dụng của lá sen được chỉ ra: Lá sen chứa Flanovoid và Alkaloid. Trong đó, các Flavonoid có vai trò chính làm tăng chuyển hóa chất béo, giúp hạ mỡ máu, giảm mỡ thừa. Cụ thể, mỗi hoạt chất có trong lá sen đều có giá trị lớn với sức khỏe: Quercetin giúp điều hòa lipid máu, cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Catechin làm giảm tổng hợp các gen sinh lipid, tăng sản sinh các gen tiêu hủy lipid để giảm mỡ máu. Từ đó làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và rất thấp (VLDL), tăng HDL.  

Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa của lá sen cũng rất tốt, giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe để giảm nồng độ cholesterol, triglyceride và lipoprotein trong huyết tương. 

Lá sen chữa mỡ máu có thể chế biến ở nhiều dạng: lá sen khô, lá sen tươi và cao lá sen.

Mỡ máu cao nên uống cây gì?

Lá sen – “thần dược” trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Cách làm lá sen khô giảm mỡ máu

Đun lá sen khô trực tiếp: 

  • Bước 1: Lá sen sau khi thu hái đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. 
  • Bước 2: Cắt nhỏ lá sen thành sợi rồi cho vào nước đã đun sôi.
  • Bước 3: Đun trong vòng 5 -7 phút để chiết hết hoạt chất trong lá sen. 
  • Bước 4: Chắt nước chiết lấy nước lá sen vào ấm và uống hàng ngày. 

Hãm nước lá sen khô: Quy trình hãm nước lá sen khô cũng rất đơn giản: 

  • Bước 1: Ngâm lá sen khô với nước cho mềm ra.
  • Bước 2: Cho lá sen đã ngâm với nước vào bình ấm pha trà hoặc bình giữ nhiệt, cho nước sôi vào và hãm cùng lá sen.
  • Bước 3: Đợi 1 lúc để các hoạt chất trong lá sen được chiết ra hết rồi sử dụng.

Nước lá sen tốt nhất nên uống trước khi ăn sẽ giúp giảm mỡ máu cao hiệu quả hơn. Nên dùng ngày từ 3 -4 lần. Hoặc có thể dùng thay nước uống hàng ngày.

Cách làm lá sen tươi trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

  • Bước 1: Thu hái lá sen và đem sơ chế: Rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ thành sợi dài.
  • Bước 2: Cho sợi lá sen tươi đã thái nhỏ vào ấm trà và đổ nước nóng, ngâm trong 5 – 10 phút.
  • Bước 3: Thưởng thức trà lá sen tươi.
la-sen-tuoi

Cách dùng lá sen tươi trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Cách dùng cao lá sen giảm mỡ máu

Cao lá sen nếu dùng không đúng cách có thể không đạt tác dụng điều trị, thậm chí còn gây phản tác dụng. Do đó, để phát huy tác dụng hạ mỡ máu, hãy thực hiện đúng như hướng dẫn dưới đây:  

  • Bước 1: Chia cao lá sen thành các phần nhỏ, mỗi phần 5-7 gam để thuận tiện sử dụng cho những lần sau. 
  • Bước 2: Lấy 1 phần cao lá sen, pha với khoảng 1 lít nước sôi (100 độ). 
  • Bước 3: Chờ đến khi cao tan hết và thưởng thức. 

Lưu ý khi dùng cao lá sen: 

  • Không dùng quá 10g/ngày để tránh tình trạng tiêu chảy, tay chân lạnh, hạ huyết áp. 
  • Nên uống khi nước còn ấm. 
  • Khi mới uống sẽ thấy vị đắng, nếu chưa quen có thể thay đổi liều lượng lá sen trong các lần dùng tới. 

Tìm hiểu thêm mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào tại: Mỡ máu cao có tác hại gì đến sức khỏe? 4 tác hại đến sức khỏe của bệnh mỡ máu

Lá vối

Một trong những tác dụng ghi nhận được của lá vối là khả năng hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ. Ngoài lá vối, người ta cũng thu hái nụ vối để dùng với mục đích này. 

la-voi

Lá vối và nụ vối được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Lá vối và nụ vối có chứa hoạt chất beta-sitosterol mang lại hiệu quả trong việc hạ các chỉ số mỡ xấu. Do đó, chúng có khả năng điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu, không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp giảm nồng độ LDL và tăng HDL.

Có thể chế biến nụ vối và lá vối theo các cách sau: 

Rửa sạch rồi đem hãm hoặc nấu với nước nóng uống hàng ngày. Thời điểm dùng phù hợp: Uống sáng trưa, chiều tối hoặc lúc nào khát thì uống. Người dùng cần sử dụng liên tục, đều đặn để nâng cao hiệu quả. Đặc biệt, nên dùng lá vối khô thay vì lá vối tươi. 

Cây lá đắng

Dù không phổ biến như lá sen, nhưng cây lá đắng (tên gọi khác là cây mật gấu) cũng được đưa vào chữa tình trạng máu nhiễm mỡ. Cây được trồng nhiều ở vùng Thanh Hóa, mang tác dụng trong việc ổn định đường huyết, có khả năng hạ cholesterol, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. 

Có hai cách sử dụng với cây lá đắng: Ăn trực tiếp hoặc hãm với nước sôi. 

Cách thực hiện quy trình hãm cây lá đắng: 

  • Rửa sạch 5-10 lá tươi.
  • Đợi ráo nước đem vò nát lá.
  • Hãm lá với 1 lít nước sôi uống mỗi ngày.
cay-la-dang

Tác dụng của cây lá đắng trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Lá cát cánh 

Cát cánh thường được biết đến với công dụng chữa ho, long đờm. Thế nhưng, lá cát cánh còn là gợi ý tuyệt vời dành cho người bệnh mỡ máu cao. Loại lá này có khả năng làm mềm mạch máu, giảm cholesterol, có ích cho sức khỏe tim mạch. 

Cách chế biến lá cát cánh đem lại hiệu quả: 

  • Rửa sạch lá cát cánh với lượng vừa đủ.
  • Luộc trong 30 phút.
  • Vớt ra để ráo nước rồi đem phơi khô dùng dần. 
  • Mỗi lần lấy khoảng 10g hãm với nước sôi để uống trà.

Lưu ý gì khi sử dụng các loại cây hạ mỡ máu?

Thảo dược hỗ trợ hạ mỡ máu ngày càng được sử dụng phổ biến, nhưng thường bị lạm dụng và dùng sai cách. Do đó, hiệu quả điều trị có thể bị ảnh hưởng bởi sai lầm này. 

Ngoài ra, đối với các dược liệu thì cần kiên trì sử dụng, bởi hiệu quả không thể ngay tức thì. 

Cần bảo quản dược liệu khô cẩn thận, tránh ẩm mốc. 

MPseno – Sản phẩm với dạng bào chế Nano lá sen giúp hạ mỡ máu hiệu quả

Nhược điểm của các loại thảo dược là chiết kiệt không được hết các hoạt chất, đặc biệt là các dược chất quan trọng không hoặc ít tan trong nước nên khiến hiệu quả sử dụng không cao. 

mpseno-giam-mo-mau

MPseno ứng dụng thành công công nghệ bào chế Nano lá sen, nâng cao hiệu quả điều trij mỡ máu cao

Khắc phục được nhược điểm cố hữu này, MPseno – giải pháp cho người mỡ máu cao tiên phong trong việc bào chế Nano lá sen. Dưới dạng bào chế này, giúp cải thiện độ tan của flavonoid (hoạt chất có giá trị ổn định mỡ máu), giúp tăng sinh khả dụng, tăng khả năng hấp thu vào máu lên đến hàng chục lần so với dạng pha trà dược liệu thông thường. Chưa hết, sản phẩm ứng dụng công nghệ mang bao Chitosan, như thỏi nam châm hút mỡ, chất béo tại ruột và thải trừ ra khỏi cơ thể. 

Bên cạnh đó, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe MPseno còn là thành quả của công trình nghiên cứu của Thạc sĩ Bá Thị Châm, hiện được nhiều các kênh truyền thông, báo chí uy tín khẳng định về chất lượng. 

Trên đây là nội dung tổng hợp các loại thảo dược cho câu hỏi: Mỡ máu cao nên uống cây gì? Lưu ý khi dùng. Hi vọng những thông tin trên đây đã cung cấp những kiến thức cần thiết nhất định cho người máu nhiễm mỡ, giúp họ sử dụng đúng chuẩn để cải thiện sức khỏe. 

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, truy cập: MPseno-Nano lá sen giúp giảm mỡ máu, hạ cholesterol, triglycerid, giảm béo

🌏 Giảm mỡ máu: https://sanpham.mpseno.vn/giammomau

🌏 Giảm béo an toàn: https://sanpham.mpseno.vn/giambeoantoan

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Viên giảm béo giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam
MPseno – HỖ TRỢ GIẢM MỠ THỪA, NGỪA MỠ MÁU
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà
297.000
550.000
0
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên