Xét nghiệm mỡ máu được chỉ định để chẩn đoán tình trạng rối loạn lipid máu và đo lường nguy cơ xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân máu nhiễm mỡ đều không biết chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao và chưa rõ bản thân cần làm gì để giảm mỡ máu hiệu quả. Những thắc mắc này sẽ được Dược sĩ MyPharma giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung bài
Xét nghiệm chỉ số mỡ máu nhằm xác định các thành phần mỡ máu có nguy cơ tăng cao
Bạn có biết chỉ số mỡ máu cao là bao nhiêu? Trong xét nghiệm mỡ máu, 4 thông số được sử dụng để đánh giá tình trạng mỡ máu cao là: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và Triglycerid. Mỡ máu được gọi là cao khi và chỉ khi một hoặc nhiều thành phần lipid máu (trừ HDL-cholesterol) tăng cao hơn mức bình thường.
Các chỉ số mỡ máu được phân chia theo các ngưỡng an toàn và nguy cơ. Vậy mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm? Để biết được chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao thì bạn có thể dựa theo đánh giá sau đây để biết chỉ số xét nghiệm mỡ máu cao:
Loại mỡ trong máu | Trị số bình thường | Trị số không tốt gây hại cho sức khỏe |
Cholesterol toàn phần | Dưới 200 mg/dL ( < 5,2 mmol/L) | Trên 240 mg/dL ( > 6,2 mmol/L) |
LDL-Cholesterol | Dưới 130 mg/dL ( < 3,3 mmol/L) | Trên 160 mg/dL ( > 4,1 mmol/L) |
Triglyceride | Dưới 160 mg/dL ( < 2,2 mmol/L) | Trên 200 mg/dL ( > 2,3 mmol/L) |
HDL-Cholesterol | Trên 50 mg/dL ( > 1,3 mmol/L) | Dưới 40 mg/dL ( < 1 mmol/L) |
Mỡ máu cao thường diễn biến trong thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện khi thăm khám định kỳ hoặc khi tiến triển nặng.
Điều trị máu nhiễm mỡ không kịp thời hoặc không đúng cách có thể dẫn tới một loạt các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Dưới đây là 7 biến chứng thường gặp của mỡ máu cao.
Mỡ máu bám vào thành mạch gây xơ vữa có thể dẫn tới hậu quả tắc mạch và nhồi máu
Sự tích tụ cholesterol, nhất là LDL-cholesterol (cholesterol “xấu”) trong máu sẽ làm gia tăng sự hình thành mảng xơ vữa tại thành mạch. Các mảng xơ vữa bồi đắp dần theo thời gian, làm hẹp lòng mạch và xơ cứng thành mạch. Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới hậu quả tắc mạch và nhồi máu nếu không được chữa trị kịp thời.
Biến chứng nhồi máu cơ tim xảy ra do sự gia tăng “cholesterol xấu
Mỡ máu cao được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” gây nhồi máu cơ tim. Sự gia tăng “cholesterol xấu” LDL-cholesterol và giảm “cholesterol tốt” HDL-cholesterol thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa bám trên thành mạch. Khi các mảng vữa xơ bong ra sẽ tạo nên các cục máu đông tại lòng mạch, làm bít tắc mạch máu hoàn toàn và dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Tai biến mạch máu não gây ra những biến chứng nặng nề ở người mỡ máu cao
Mỡ máu cao gây đột quỵ bởi các mảng xơ vữa tích tụ dần tại lòng mạch, làm cho mạch máu ngày càng hẹp lại. Quá trình lưu thông máu bị cản trở, tắc lại thành các cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra, theo dòng máu đi lên não gây tắc nghẽn. Từ đó dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não hay hay còn gọi đột quỵ não.
Mỡ máu làm hẹp động mạch khiến máu khó lưu thông làm tăng huyết áp
Khi lượng LDL-cholesterol trong máu tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, làm hẹp lòng động mạch. Do đó, máu lưu thông kém đi, tuần hoàn máu cung cấp đến cơ quan không kịp. Khi đó, tim phải tăng cường hoạt động bơm máu, dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Biến chứng đái tháo đường xảy ra khi mỡ máu kháng lại insulin gây tăng đường máu
Khi lượng cholesterol xấu LDL-cholesterol và triglycerid nhiều trong máu, sẽ kháng lại insulin (một loại hormone điều hòa chuyển hóa đường) dẫn tới tình trạng đái tháo đường. Ngoài ra, mỡ máu cao còn làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân bị tiểu đường.
Biến chứng gan nhiễm mỡ ở người máu nhiễm mỡ
Mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ cao gây gan nhiễm mỡ, chủ yếu liên quan tới nồng độ chất béo triglycerid. Sự chuyển hóa triglycerid diễn ra ở gan. Tại gan, triglycerid kết hợp với apoprotein và được đưa ra khỏi gan dưới dạng LDL-cholesterol. Khi lượng triglycerid vào gan tăng lên, gan không kịp chuyển hóa hết. Lúc này, sự tích tụ chất béo trong gan sẽ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ.
Triglycerid tăng cao > 1000 mg/dl trong bệnh máu nhiễm mỡ sẽ gây viêm tụy cấp. Các acid béo tự do trong môi trường acid sẽ hoạt hóa trypsinogen gây tự tiêu hóa mô tụy, dẫn tới viêm tụy cấp. Bên cạnh đó, hàm lượng triglycerid tăng cao còn khiến tế bào tụy bị tổn thương và nhiễm độc tế bào.
Mỡ máu cao có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe bệnh nhân. Để cải thiện chỉ số lipid máu cũng như ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, người bệnh được khuyến cáo nên áp dụng những cách giảm mỡ máu sau đây.
Thay đổi chế độ ăn cho người mỡ máu nhiều rau xanh giúp hạn chế lượng chất béo đi vào cơ thể
Lượng thực phẩm nạp vào mỗi ngày có mối quan hệ chặt chẽ với lượng chất béo trong máu. Do đó, trong chế độ ăn, bệnh nhân máu nhiễm mỡ cần lưu ý:
Tăng luyện tập thể thao ở người máu nhiễm mỡ giúp nâng cao sức khỏe tim mạch
Việc tăng cường luyện tập thể thao không chỉ tốt cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ mà còn đem lại nhiều lợi ích cho người bình thường. Vận động thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, tăng hàm lượng HDL-cholesterol và giảm LDL-cholesterol cùng triglycerid.
Trung bình mỗi ngày bạn nên tập luyện 45 phút với cường độ 4-5 lần/ tuần. Một số loại hình thể thao giúp hỗ trợ giảm mỡ máu gồm: Đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ, bơi, yoga…
Rượu, bia là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới máu nhiễm mỡ
Rượu, bia là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới máu nhiễm mỡ. Sử dụng nhiều hai loại đồ uống này sẽ gây tích tụ chất độc hại ở gan, làm suy giảm chức năng chuyển hóa của gan. Do đó, gan không kịp chuyển hóa hết lượng chất béo, hàm lượng chất béo trong máu sẽ tăng lên.
Bệnh nhân mỡ máu cao cần tránh xa rượu, bia. Thay vào đó, bạn nên uống các loại trà hoặc nước ép trái cây có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu như: Trà lá sen, trà giảo cổ lam, nước ép táo, nước ép nho…
Sử dụng thảo dược hạ mỡ máu là một trong những cách cải thiện chỉ số lipid máu thường được người bệnh áp dụng. Dưới đây là 3 thảo dược được coi là “khắc tinh” của bệnh mỡ máu cao:
Lá sen có chứa các flavonoid giúp giảm mỡ máu
Lá sen trị mỡ máu do có chứa các flavonoid trong lá sen góp phần làm giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và triglycerid trong máu. Đồng thời, lá sen còn được chứng minh có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể. Từ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, tắc mạch.
Bạn có thể lấy 5-10 gam lá sen khô hãm trong 500ml nước sôi rồi uống thay trà hàng ngày. Nên uống thường xuyên và liên tục trong khoảng 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sơn tra ức chế sự hấp thu chất béo tại ruột từ đó giảm mỡ trong máu
Sơn tra hay táo mèo giảm mỡ máu được biết đến với tác dụng ức chế sự hấp thu chất béo tại ruột, làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid máu. Bên cạnh đó, sơn tra còn làm giảm khối lượng và kích thước của mô mỡ. Do đó hạn chế được tình trạng tích tụ mỡ trong cơ thể.
Sơn tra thường được dùng dưới dạng trà, cách làm rất đơn giản: Cho 5 gam trà sơn tra vào 200ml nước sôi rồi ngâm trong khoảng 10 phút. Trà sơn tra có thể uống lạnh hoặc nóng, nhưng không nên uống vào lúc đói vì có thể gây kích ứng dạ dày.
Tỏi đen có tác dụng tăng lưu thông máu, bảo vệ thành mạch ở người mỡ máu cao
Tỏi đen được coi là vị thuốc quý, mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Với bệnh mỡ máu cao, tỏi đen được chứng minh có khả năng làm giảm “cholesterol xấu” LDL-cholesterol và tăng lưu thông máu, bảo vệ thành mạch.
Ăn tỏi đen không những hỗ trợ giảm mỡ máu mà còn ngăn ngừa được những biến chứng tim mạch có thể xảy ra. Có rất nhiều cách sử dụng tỏi đen giảm mỡ máu, như: Ăn trực tiếp (ăn tối đa 2-3 củ tỏi đen mỗi ngày), ép lấy nước uống hoặc đem tỏi đen ngâm rượu, ngâm mật ong.
Thuốc tây hạ mỡ máu cao có tác dụng nhanh nhưng đi kèm với các tác dụng không mong muốn
Ở trên bạn đã biết mỡ trong máu bao nhiêu là cao? Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Trường hợp chỉ số mỡ máu cao quá mức cho phép hoặc bệnh nhân có mắc kèm các bệnh lý tim mạch khác, việc sử dụng thuốc tây trong điều trị sẽ được áp dụng. Các thuốc hạ lipid máu đều là thuốc kê đơn. Do đó, bệnh nhân chỉ được phép sử dụng thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Ba nhóm thuốc giảm mỡ máu được sử dụng phổ biến gồm:
Mời bạn đọc thêm: Thuốc giảm mỡ máu Triglycerid loại nào tốt và biện pháp kết hợp tăng tác dụng của thuốc
Hiện nay, sử dụng thực phẩm chức năng hạ mỡ máu đang được các chuyên gia đánh giá cao . Việc phối hợp các thảo dược với nhau trong cùng một công thức sẽ tăng cường tác dụng giảm cholesterol máu và hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch một cách tối đa.
Giữa ma trận thực phẩm chức năng trên thị trường hiện nay, sản phẩm giảm mỡ máu công nghệ cao MPseno luôn nhận được sự tin tưởng, đánh giá cao của giới chuyên gia và phản hồi tích cực của hàng ngàn bệnh nhân. MPseno là thành quả nghiên cứu đầy tâm huyết suốt 16 năm liền của Thạc sĩ Bá Thị Châm – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chứa bộ 3 nano thảo dược: Nano Lá sen, nano Sơn tra và nano Curcumin, được bào chế dựa trên bộ 3 công nghệ hiện đại: Công nghệ Nano sinh học, công nghệ chiết xuất chọn lọc và công nghệ lên men hoạt chất. Do đó, Mpseno có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu đa cơ chế, ổn định chỉ số mỡ máu và giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Sản phẩm an toàn và không gây phụ thuộc khi dùng lâu dài.
Như vậy, qua những thông tin hữu ích trên, chúng tôi tin rằng bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc mỡ máu bao nhiêu là cao. Tăng mỡ máu là yếu tố nguy cơ dẫn tới hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, do đó cần áp dụng các biện pháp giảm mỡ máu một cách khoa học và kịp thời.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn mỡ máu bao nhiêu là cao hay cách giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt mua sản phẩm MPseno TẠI ĐÂY.