Tư Vấn Giảm Mỡ Máu

Máu nhiễm mỡ ở bà bầu: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị an toàn

Nếu như máu nhiễm mỡ ở người bình thường nguy hiểm một, thì tình trạng máu nhiễm mỡ ở bà bầu nguy hiểm mười. Mỡ máu cao không chỉ làm suy giảm sức khỏe của mẹ, mà còn gây bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới máu nhiễm mỡ ở bà bầu và điều trị bệnh an toàn bằng cách nào? Đọc ngay bài viết sau để được giải đáp bởi đội ngũ Dược sĩ MyPharma các mẹ nhé.

—————————————

1. Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ ở bà bầu

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ bắt gặp ở đối tượng người trung niên, mà còn xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng máu nhiễm mỡ ở bà bầu chủ yếu là do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và lối sống không khoa học, cụ thể:

1.1.  Ít vận động

Trong thời gian mang thai, nhất là những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường rất cẩn trọng trong đi lại và vận động. Bởi các mẹ lo sợ những tác động mạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, lười vận động lại tạo điều kiện cho sự tích tụ chất béo trong máu và cơ thể. Do đó, mẹ bầu nên rèn luyện cơ thể thường xuyên bằng những bài tập yoga an toàn cho mẹ và bé.

Lười vận động là nguyên nhân dẫn tới máu nhiễm mỡ ở bà bầu

Lười vận động là nguyên nhân dẫn tới máu nhiễm mỡ ở bà bầu

1.2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, trong lúc mang thai, mẹ phải ăn nhiều thì con mới khỏe. Do đó, chế độ ăn của phụ nữ mang thai thường dồi dào chất dinh dưỡng và vượt quá khẩu phần cho phép. 

Lượng thức ăn nạp vào vượt quá khả năng chuyển hóa và hấp thu của cơ thể sẽ gây tích tụ chất béo, dẫn tới máu nhiễm mỡ ở bà bầu. Thay vì “ăn uống cho hai người”, mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn khoa học, cung cấp đủ lượng dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng dồi dào quá mức khiến mẹ bầu bị mỡ máu cao

Chế độ dinh dưỡng dồi dào quá mức khiến mẹ bầu bị mỡ máu cao

1.3. Do căng thẳng, mệt mỏi

Quãng thời gian mang bầu là lúc phụ nữ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về cơ thể và áp lực trong việc nuôi dưỡng thai nhi. Căng thẳng và lo lắng quá mức sẽ khiến sự chuyển hóa chất béo trong cơ thể mẹ bầu bị rối loạn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tích tụ mỡ trong cơ thể, gây máu nhiễm mỡ.  

2. Triệu chứng bà bầu bị mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ là căn bệnh “thầm lặng”, thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng trong thời gian dài. Do đó, bạn sẽ khó phát hiện mình bị mỡ máu cao ở giai đoạn đầu. Ngoài các xét nghiệm và siêu âm thai cần thiết, thai phụ nên làm thêm xét nghiệm mỡ máu định kỳ để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Trường hợp máu nhiễm mỡ ở bà bầu kéo dài có thể xuất hiện một vài triệu chứng điển hình như: Đau đầu, mệt mỏi, tê bì chân tay, mất ngủ, tức ngực… Lúc này, thai phụ nên đến bệnh viện để thăm khám, chớ nên chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu này.

Trường hợp nặng hơn, mỡ máu cao đã gây ra các biến chứng ở cơ quan khác, mẹ bầu có thể bị xơ vữa động mạch, tắc mạch, tai biến… Tình trạng này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng của thai phụ và nguy cơ cao để lại biến chứng cho thai nhi.

Hãy đi khám ngay nếu mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi

Hãy đi khám ngay nếu mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi

3. Những nguy hiểm khi bà bầu bị mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ ở bà bầu vô cùng nguy hiểm. Bệnh gây ảnh hưởng bất lợi tới cả mẹ và bé nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. 

3.1. Nguy hiểm đối với mẹ

  • Tiền sản giật: Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ bị tiền sản giật gấp 2 lần so với các thai phụ bình thường. Biến chứng này có thể dẫn tới sinh non hoặc khiến thai nhi chậm phát triển do không nhận đủ lượng máu cần thiết.
  • Nhiễm độc máu: Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ khi phụ nữ mang thai bị mỡ máu cao. Nhiễm độc thai nghén có nguy cao dẫn tới biến chứng sản giật, tỷ lệ cao gây tử vong cho mẹ và thai nhi.
  • Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là hậu quả thường gặp khi bị máu nhiễm mỡ ở bà bầu. Hàm lượng LDL-cholesterol, loại “cholesterol xấu” trong máu tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ hóa gây xơ vữa động mạch.
  • Nhồi máu cơ tim: Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ có thể bị nhồi máu cơ tim do lòng mạch bị thu hẹp hoặc bít tắc bởi các mảng xơ vữa. Do đó, lượng máu đến tim không đủ hoặc ngừng hoàn toàn, dẫn tới tổn thương tế bào cơ tim.
  • Suy tim: Sự tích tụ chất béo ở lòng mạch máu gây cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Động mạch vành tim không được máu nuôi dưỡng đủ, dẫn tới thiếu máu cơ tim. Tim phải chịu áp lực nặng nề trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng suy tim. 
Máu nhiễm mỡ ở bà bầu có nguy cơ cao gây tiền sản giật

Máu nhiễm mỡ ở bà bầu có nguy cơ cao gây tiền sản giật

3.2. Nguy hiểm đối với thai nhi

  • Nguy cơ sảy thai: Máu nhiễm mỡ ở bà bầu tiến triển kéo dài sẽ dẫn tới các biến chứng như tiền sản giật, tắc mạch máu nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó dẫn tới nguy cơ sảy thai cao, đặc biệt nguy hiểm.
  • Di truyền mỡ máu cho thai nhi: Trường hợp mẹ bị máu nhiễm mỡ trong thời gian mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ bị mỡ máu cao di truyền theo gen lặn. Tăng lipid máu di truyền thường xảy ra sớm ở trẻ em và ít khi kèm thể trạng béo phì.

Để tránh bệnh máu nhiễm mỡ ở bà bầu tiến triển nặng, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của mẹ và thai nhi, thai phụ nên đi khám định kỳ để kiểm soát tình trạng mỡ máu tăng.

4. Cách giảm mỡ máu cho mẹ bầu mỡ máu cao 

Máu nhiễm mỡ ở bà bầu khó điều trị hơn người bình thường. Bởi chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc ở phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi trong bụng mẹ. Dưới đây là những cách giảm mỡ máu cho mẹ bầu mỡ máu cao được chuyên gia khuyến cáo. 

4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Các nhà dinh dưỡng học nhận định rằng, chế độ ăn liên quan trực tiếp tới sự tăng hoặc giảm hàm lượng chất béo trong cơ thể. Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ nên ăn những loại thực phẩm sau: 

  • Ăn nhiều rau xanh: Các loại rau xanh như cần tây, mướp, hành tây, nấm hương… đều rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bởi chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan và rất ít chất béo. Ngoài ra, một số loại trái cây như táo, lựu, cam, lê… cũng là sự lựa chọn thông minh cho mẹ bầu bị mỡ máu cao.
  • Ăn vừa đủ đạm: Thai phụ chỉ ăn đủ lượng protein cần thiết, tránh bổ sung dư thừa và hạn chế ăn vào buổi tối. Mẹ bầu có thể thay thế các loại thịt đỏ bằng thịt nạc trắng để giảm thiểu lượng cholesterol và chất béo nạp vào cơ thể.
  • Ăn nhiều cá: Cá chứa lượng omega-3 dồi dào, loại chất béo tốt cho tim mạch và sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi. Ăn các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá trích… không chỉ giúp giảm LDL-cholesterol máu mà còn hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạch và tai biến.  
  • Ăn nhiều chất béo có lợi: Chất béo có lợi hay còn gọi là chất béo không bão hòa, giúp giảm “cholesterol xấu” LDL-c và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Loại chất béo này có nhiều trong một số loại thực phẩm như: Dầu thực vật (dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương…), quả bơ, các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng…).
Mẹ bầu bị mỡ máu cao nên ăn nhiều rau xanh 

Mẹ bầu bị mỡ máu cao nên ăn nhiều rau xanh

4.2. Tăng cường vận động

Bên cạnh việc điều chỉnh lại chế độ ăn phù hợp, mẹ bầu bị mỡ máu cao cũng nên tăng cường tập luyện hợp lý. Các mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ chậm rãi hoặc tập một số bài yoga dành cho phụ nữ mang thai. Trung bình mỗi ngày, thai phụ cần vận động khoảng 45 phút để cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ và tăng cường thể lực cho bản thân.

4.3. Sử dụng thuốc hạ mỡ máu

Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc hạ mỡ máu cần được xem xét cẩn trọng. Bởi hầu hết thuốc tây đều có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn cho mẹ và thai nhi. Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ chỉ được phép dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị.

5. Giải đáp thắc mắc của người dùng về chủ đề “mỡ máu cao khi mang thai”

5.1. Cách phòng máu nhiễm mỡ ở bà bầu là gì? 

Để phòng tránh máu nhiễm mỡ, bà bầu cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt một cách hợp lý. Thai phụ chỉ nên ăn vừa đủ chất dinh dưỡng, không cần “ăn cho hai người” như quan niệm truyền thống. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần hạn chế nằm nhiều và tránh căng thẳng, stress tinh thần.

5.2. Những ai có nguy cơ cao bị mỡ máu cao khi mang thai

Những mẹ bầu có tiền sử bị máu nhiễm mỡ sẽ có nguy cơ cao bị tăng mỡ máu trong thời gian mang thai. Ngoài ra, một số đối tượng sau cũng cần lưu ý: 

  • Bà bầu thừa cân: Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn tới tăng lipid máu. Do đó, mẹ bầu bị thừa cân nên giảm cân một cách khoa học để giảm nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
  • Bà bầu ít vận động: Theo các nghiên cứu, lười vận động thể dục thể thao sẽ làm giảm “cholesterol tốt” HDL-c và tăng “cholesterol xấu” LDL-c. Thay vì nằm nhiều hoặc ngồi nhiều một chỗ, phụ nữ mang thai nên vận động và đi lại nhẹ nhàng. 
  • Bà bầu ăn quá nhiều chất dinh dưỡng: Bổ sung thừa dưỡng chất sẽ gây tích tụ chất béo trong cơ thể, làm tăng cholesterol máu. Mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ nhóm chất dinh dưỡng với khẩu phần thích hợp.

Máu nhiễm mỡ ở bà bầu sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vì thế, trong quá trình mang thai hoặc trước khi định mang thai, bạn cần thực hiện phòng ngừa bệnh từ sớm và thực hiện khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu định kỳ. 

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hay giảm béo khoa học ở phụ nữ mang thai, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn nhé.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, truy cập: MPseno-Nano lá sen giúp giảm mỡ máu, hạ cholesterol, triglycerid, giảm béo

🌏 Giảm mỡ máu: https://sanpham.mpseno.vn/giammomau

🌏 Giảm béo an toàn: https://sanpham.mpseno.vn/giambeoantoan

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Viên giảm béo giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam
MPseno – HỖ TRỢ GIẢM MỠ THỪA, NGỪA MỠ MÁU
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà
297.000
550.000
0
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên