Tư Vấn Giảm Mỡ Máu

Máu nhiễm mỡ uống trà gì? Cần lưu ý những gì?

Máu nhiễm mỡ giai đoạn đầu có thể cải thiện hoặc khỏi hoàn toàn nhờ một số loại trà giảm mỡ máu. Vậy máu nhiễm mỡ uống trà gì? Trong bài viết dưới đây, Dược sĩ MyPharma sẽ giới thiệu đến bạn 17+ loại trà giảm mỡ máu cũng như những lưu ý cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất.

Máu nhiễm mỡ uống trà gì? 18 loại trà giảm mỡ máu hiệu quả

Bạn có máu nhiễm mỡ uống trà gì? Dưới đây là 18 loại trà dễ kiếm, thực hiện đơn giản, giúp giảm mỡ máu hiệu quả ngay tại nhà.

1. Trà xanh giảm mỡ máu

Trà xanh giảm mỡ máu

Trà xanh chứa Flavonoid trong trà xanh có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa Lipid

Trà xanh là trà hạ mỡ máu rất hiệu quả. Hợp chất Flavonoid trong trà xanh có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa Lipid, dẫn đến giảm lượng Cholesterol và Triglycerid máu. Do đó, uống trà xanh mỗi ngày giúp giảm mỡ máu hiệu quả, đặc biệt với người mới mắc bệnh.

Cách sử dụng đúng trà xanh giảm mỡ máu:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trà. Có thể ngâm với nước muối để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn bám trên lá.
  • Bước 2: Thêm nước ngập lá và đun đến khi sôi.
  • Bước 3: Để nhỏ lửa và đun thêm 5-10 phút.
  • Bước 4: Chắt nước ra cốc và thưởng thức.

Trà xanh có vị ngăm đắng, nên bạn có thể pha loãng cho hợp với khẩu vị. Nên uống khoảng 250 ml mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 g lá trà) và uống kiên trì ít nhất một tháng để cải thiện bệnh.

2. Trà lá sen hỗ trợ giảm mỡ máu

Trà lá sen hỗ trợ giảm mỡ máu

Trà lá sen chứa Quercetin có vai trò ức chế tạo mỡ, thúc đẩy trao đổi Lipid

Nhờ hợp chất Flavonoid trong lá sen, đặc biệt là Quercetin có vai trò ức chế tạo mỡ, thúc đẩy trao đổi Lipid, làm giảm Cholesterol và Triglycerid máu, lá sen được sử dụng rộng rãi để làm trà hạ mỡ máu

Cách thực hiện trà giảm mỡ máu bằng lá sen khô:

  • Bước 1: Rửa sạch lá sen tươi, thái nhỏ.
  • Bước 2: Thêm nước ngập lá và đun sôi.
  • Bước 3: Chắt lấy nước và uống trong ngày.

Để hạ mỡ máu, người bệnh nên sử dụng 1 lá/ngày, nấu nước lá và uống đều đặn trong ít nhất 1 tháng.

3. Trà hạ mỡ máu từ cây xạ đen

Trà xạ đen trị mỡ máu cao

Trà xạ đen trị mỡ máu cao

Lá xạ đen có chứa các hợp chất Flavonoid, làm giảm Cholesterol xấu và Triglycerid, giúp cải thiện đáng kể các chỉ số mỡ máu của các bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, tác dụng chống oxy hóa của lá xạ đen còn có tác dụng làm bền thành mạch, giúp hạn chế quá trình tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng của máu nhiễm mỡ ở các giai đoạn muộn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá xạ đen. Có thể sử dụng lá xạ đen đã phơi khô.
  • Bước 2: Thêm nước và đun sôi nước lá.
  • Bước 3: Để nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 5-10 phút,
  • Bước 4: Chắt lấy nước và uống trong ngày.

Trà xạ đen có vị thơm dịu nhẹ, dễ uống. Người bệnh máu nhiễm mỡ có thể uống trà thay nước lọc hàng ngày, mỗi ngày 1,5 – 2 lít.

4. Trà giảo cổ lam giảm mỡ máu

Trà giảo cổ lam giảm mỡ máu

Trà giảo cổ lam chứa thành phần Flavonoid có tác dụng hạ mỡ máu

Trà giảm mỡ máu giảo cổ lam chứa thành phần Flavonoid có tác dụng hạ mỡ máu, nên được sử dụng làm trà uống hàng ngày để cải thiện máu nhiễm mỡ cho người bệnh mới mắc. Ngoài ra, các Saponin chứa trong lá trà có khả năng làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch – một biến chứng nguy hiểm của máu nhiễm mỡ.

Để chuẩn bị trà giảo cổ lam, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch với lá giảo cổ lam tươi, hoặc có thể sử dụng cao, trà khô.
  • Bước 2: Thêm nước ngập lá trà và đun sôi trong 10 phút. Với cao, trà thêm nước sôi.
  • Bước 3: Chắt nước ra cốc và thưởng thức.

Trà giảo cổ lam khá dễ uống, có thể uống thay nước lọc. Người bệnh máu nhiễm mỡ nên sử dụng 20g trà khô để pha và uống trong ngày, sau 1-2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Trà sơn tra cho người mỡ máu

Trà sơn tra cho người mỡ máu

Trà sơn tra chứa hàm lượng Flavonoid đáng kể, nên có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ thừa

Sơn tra cũng chứa hàm lượng Flavonoid đáng kể, nên có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ thừa, giảm Cholesterol và Triglycerid máu, được sử dụng để hạ mỡ máu với người bệnh máu nhiễm mỡ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 15-20g sơn tra, sau đó phơi khô.
  • Bước 2: Thêm nước và nấu sơn tra đến sôi, tiếp tục đun thêm 10-15 phút.
  • Bước 3: Chắt lấy nước uống.

Có thể thêm đường hoặc một số dược liệu khác như kim ngân hoa, cúc hoa để tăng mùi vị, dễ uống hơn.

6. Trà kỷ tử giảm mỡ máu

Trà kỷ tử giảm mỡ máu

Trà kỷ tử tác dụng bảo vệ gan, ức chế lắng đọng mỡ tại gan

Kỷ tử là vị thuốc đông y có nhiều công năng, trong đó không thể kể đến tác dụng bảo vệ gan, ức chế lắng đọng mỡ tại gan, đồng thời ức chế tổng hợp Cholesterol tại gan, làm giảm Cholesterol máu đáng kể. Bên cạnh đó, kỷ tử còn làm chậm các quá trình hình thành mảng xơ vữa, ngăn ngừa biến chứng máu nhiễm mỡ hiệu quả.

Cách pha trà kỷ tử:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, nên dùng kèm kỷ tử với các vị thuốc đông y khác để tăng tác dụng như ngưu tất, hà thủ ô đỏ, thảo quyết minh..
  • Bước 2: Cho vào ấm, thêm nước sôi và hãm trong 15-20 phút.
  • Bước 3: Chắt nước và uống khi còn ấm.

Trà kỷ tử có vị thơm, ngọt nên dễ uống. Nên dùng hàng ngày, mỗi ngày 5g. Đặc biệt, người bệnh máu nhiễm mỡ cũng có thể sử dụng trà để cải thiện bệnh bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

7. Trà nghệ hạ mỡ máu

Trà nghệ hạ mỡ máu

Trà nghệ có khả năng ức chế tổng hợp Cholesterol và thúc đẩy chuyển hóa mỡ thừa

Curcumin trong nghệ có khả năng ức chế tổng hợp Cholesterol và thúc đẩy chuyển hóa mỡ thừa, làm giảm Cholesterol máu, rất có lợi cho người bệnh máu nhiễm mỡ, đặc biệt ở giai đoạn sớm.

Cách pha trà nghệ từ bột nghệ:

  • Bước 1: Lấy 2 thìa tinh bột nghệ ra cốc.
  • Bước 2: Thêm khoảng 200 – 250ml nước ấm (50-60 độ), khuấy đều và thưởng thức.

Để giảm mỡ máu, nên uống trà nghệ 1 lần mỗi ngày, có thể thêm mật ong hoặc sữa đặc cho bớt vị đắng và dễ uống hơn.

8. Trà bồ công anh giảm mỡ thừa

Trà bồ công anh hạ mỡ máu

Trà bồ công anh có chứa 2-5% các hợp chất Flavonoid có tác dụng loại bỏ mỡ thừa

Uống trà gì giảm mỡ máu? Bồ công anh là một lựa chọn rất tốt. Bồ công anh có chứa 2-5% các hợp chất Flavonoid có tác dụng loại bỏ mỡ thừa, đồng thời có tính oxy hóa mạnh, ngăn cản các gốc tự do làm xơ vữa động mạch. Do đó, người bị máu nhiễm mỡ có thể sử dụng trà bồ công anh để cải thiện tình trạng bệnh.

Bạn có thể sử dụng bột bồ công anh để pha trà theo các bước sau:

  • Bước 1: Lấy 1 thìa bột bồ công anh ra cốc.
  • Bước 2: Thêm nước nóng và để trong khoảng 5-7 phút sau đó thưởng thức.

Nên thêm mật ong để trà có vị thơm ngon, dễ uống hơn. Người bệnh mỡ nhiễm máu nên thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối, kiên trì đến khi các chỉ số mỡ máu giảm.

9. Trà gừng hạ mỡ máu

Gừng có vị cay, tính ấm, giúp tiêu hao mỡ thừa, dẫn tới giảm tổng hợp Cholesterol, đồng thời giảm nhẹ Triglycerid ở những bệnh nhân máu nhiễm mỡ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ và thái lát mỏng.
  • Bước 2: Thêm nước nóng theo tỉ lệ 4-6 lát với 250ml, sau đó đun sôi.
  • Bước 3: Tắt bếp và chờ thêm 5 phút, sau đó uống luôn khi trà còn ấm.

Với người bệnh mới bị máu nhiễm mỡ, mỗi ngày nên uống 1-2 cốc.

10. Trà bụp giấm trị mỡ máu

Trà bụp giấm trị mỡ máu

Trà bụp giấm được chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu nhờ khả năng điều hòa tổng hợp Cholesterol

Uống trà gì giảm mỡ máu? Trà bụp giấm được chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu nhờ khả năng điều hòa tổng hợp Cholesterol của hoạt chất Hibithocin có trong lá trà.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch hoa khô.
  • Bước 2: Hãm với nước sôi trong 5-10 phút.
  • Bước 3: Chắt nước và uống trong ngày, nên uống khi còn ấm.

Để cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, người bệnh nên sử dụng với lượng 30g, pha trong 700ml và uống mỗi ngày.

11. Trà táo nhân

Táo nhân hạ mỡ máu

Táo nhân có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Saponin trong táo nhân có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và làm chậm quá trình tiến triển bệnh máu nhiễm mỡ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sao thơm 15-30g táo nhân.
  • Bước 2: Hãm với 300ml nước sôi, trong bình kín trong 15 phút..
  • Bước 3: Đổ ra cốc và thưởng thức.

Nên uống trà táo nhân hàng ngày sau bữa tối 15-20 phút.

12. Trà hà thủ ô

Hà thủ ô chứa hợp chất Tanin có tác dụng hỗ trợ điều hòa chuyển hóa Lipid, ngăn ngừa tổng hợp Cholesterol, hạ mỡ máu hiệu quả.

Cách thực hiện: Hãm 15-20g hà thủ ô với nước sôi trong 15-20 phút, uống hàng ngày. Có thể hãm cùng linh chi, thảo quyết minh, sơn tra để tăng tác dụng hạ mỡ máu.

13. Trà nấm linh chi hạ mỡ máu cao

Trà nấm linh chi hạ mỡ máu cao

Trà nấm linh chi hạ mỡ máu cao

Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ tại gan và ức chế gan tổng hợp Cholesterol nên có tác dụng hạ mỡ máu hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Thái nhỏ nấm linh chi, sau đó nghiền vụn.
  • Bước 2: Lấy khoảng ½ – 1 thìa cà phê bột vừa nghiền, pha với khoản 200ml nước sôi trong bình kín.
  • Bước 3: Sau 20 phút, chắt lấy nước và uống ngay.

Nên uống trà nấm linh chi mỗi ngày.

14. Chè vằng cho người máu nhiễm mỡ

Chè vằng cho người máu nhiễm mỡ

Chè vằng còn có hiệu quả đáng kể trong giảm mỡ thừa, hạ mỡ máu nhờ thành phần Glycosid đắng

Ngoài công dụng lợi sữa, chữa mất ngủ hay ngăn ngừa tiểu đường, chè vằng còn có hiệu quả đáng kể trong giảm mỡ thừa, hạ mỡ máu nhờ thành phần Glycosid đắng.

Cách thực hiện: Có thể sử dụng cao chè vằng hoặc lá chè vằng khô.

  • Với cao chè vằng: Hãm 10g chè vằng trong 2 lít nước, uống trong ngày thay nước lọc.
  • Với chè vằng khô: Hãm 20-30g lá chè khô với 2 lít nước trong bình kín, uống trong ngày.

15. Trà đen trị mỡ máu cao

Trà đen trị mỡ máu cao

Trà đen chứa hàm lượng Flavonoid khá cao, nên có tác dụng hạ mỡ máu

Trà đen có chứa hàm lượng Flavonoid khá cao, nên có tác dụng hạ mỡ máu tương tự trà lá sen, trà giảo cổ lam…

Cách thực hiện: Lấy một nắm trà đen (khoảng 100ml), hãm với 200-250ml nước sôi trong 15-20 phút.

Trà đen có thế uống hàng ngày, tuy nhiên không quá 250ml/ngày để tránh tình trạng táo bón, khó tiêu.

16. Trà hạ mỡ máu cát cánh

Cát cánh trị mỡ máu

Cát cánh đã được chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Cát cánh đã được chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch trên các bệnh nhân máu nhiễm mỡ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá cát cánh tươi, thêm nước ngập và đun sôi.
  • Bước 2: Vớt lá và phơi khô.
  • Bước 3: Hãm trà từ lá cát cánh đã phơi khô.

Để cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, người bệnh nên pha khoảng 10g lá trà phơi khô trong 200ml, uống mỗi ngày,

17. Trà râu ngô cho người mỡ máu cao

Trà râu ngô cho người mỡ máu cao

Trà râu ngô cho người mỡ máu cao dùng từ 3 lần/ngày

Râu ngô giàu chất xơ, đồng thời chứa hoạt chất Phytosterol ngăn cản quá trình hấp thu Cholesterol, nên có tác dụng giảm Cholesterol máu hiệu quả, được khuyên dùng cho người bệnh máu nhiễm mỡ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 100g râu ngô, rửa sạch.
  • Bước 2: Thêm 500ml nước, đun sôi.

Chia trà râu ngô vừa đun làm 3, bảo quản trong bình giữ nhiệt hoặc phích, uống 3 lần trong ngày.

18. Trà vối hạ mỡ máu

Trà vối hạ mỡ máu

Trà vối có công dụng điều hòa chuyển hóa Cholesterol nhờ thành phần beta-sitosterol

Ngoài công dụng thanh nhiệt, trà vối còn có công dụng điều hòa chuyển hóa Cholesterol nhờ thành phần beta-sitosterol ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ, hiệu quả với những bệnh nhân mới mắc.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá vối (khoảng 15-20 lá), rửa sạch.
  • Bước 2: Thêm nước ngập lá và đun sôi.
  • Bước 3: Để bếp nhỏ lửa và đun thêm khoảng 5 phút, sau đó bảo quản trà trong bình/ phích giữ nhiệt.

Trà vối có thể uống hàng ngày thay cho nước lọc.  

Lưu ý khi dùng trà hạ mỡ máu

trà giảm mỡ máu

Uống trà giảm mỡ máu cần có một số lưu ý sau đây

Bạn đã biết uống trà gì giảm mỡ máu? Ngoài ra khi uống các loại trà giảm mỡ máu, người bệnh cần lưu ý:

  • Không uống trà quá lạnh: Uống trà lạnh có thể gây viêm họng, ho, thậm chí dẫn đến các bệnh đường hô hấp mạn tính.
  • Không nên uống khi đói: Trà thường chứa cafein gây tăng tiết acid dạ dày. Do đó, uống trà khi đói làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, đồng thời người bệnh có biểu hiện cồn cào, nôn nao, khó chịu.
  • Không uống trà để qua đêm: Để trà trong thời gian dài tạo điều kiện cho vi khuẩn trong trà phát triển, lên men, dễ gây bệnh cho người uống. Do đó chỉ nên pha trà uống trong ngày và uống khi trà còn ấm.
  • Không phá quá đặc: Trà đặc chứa nồng độ cao các hoạt chất hóa học, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa như khó hấp thu, tăng tiết acid, giảm co bóp… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng (rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy…).

MPSENO – giải pháp toàn diện cho người bị mỡ máu cao 

banner MPseno

MPseno – Nano lá sen đầu tiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hiệu quả gấp 30 lần.

MPSENO – sản phẩm 16 năm nghiên cứu của Thạc sĩ Bá Thị Châm, chứa phức hợp 3 nano thảo dược: Nano lá sen, nano sơn tra, nano curcumin, hiệp đồng tác dụng, giúp tăng hiệu quả hỗ trợ kiểm soát mỡ máu gấp 30 lần các loại cao, trà thông thường.

Ngoài ra, MPSENO còn được ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại: Công nghệ lên men làm giàu hoạt chất, công nghệ tạo hạt nano và công nghệ chiết xuất chọn lọc, làm tăng hàm lượng hoạt chất, đạt hiệu quả cao trong việc ổn định mỡ máu.

Đọc thêm: Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Lưu ý khi ăn

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn thêm về trà giảm mỡ máu, giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt mua sản phẩm MPseno TẠI ĐÂY.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Viên giảm béo giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam
MPseno – HỖ TRỢ GIẢM MỠ THỪA, NGỪA MỠ MÁU
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà
297.000
550.000
0
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên