Chỉ số mỡ máu toàn phần là gì và chỉ số mỡ máu toàn phần cao có nguy hiểm hay không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân mỡ máu cao quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần là gì?
![xét nghiệm mỡ máu]()
Mỡ cholesterol toàn phần có nhiều loại như LDL – cholesterol (mỡ xấu), HDL – cholesterol (mỡ tốt)
Cholesterol là một chất cần thiết của cơ thể, tham gia cấu tạo nên màng tế bào, tổng hợp nhiều enzym có bản chất steroid hoặc acid mật. Mỡ cholesterol toàn phần có nhiều loại như LDL – cholesterol (mỡ xấu), HDL – cholesterol (mỡ tốt), triglyceride
Chỉ số mỡ máu cholesterol được tính bằng tổng của ba chỉ số mỡ máu LDL-cholesterol và HDL-cholesterol cùng với 20% của triglyceride.
Ghi nhớ:
- Mỡ máu cholesterol toàn phần=HDL-cholesterol+LDL-cholesterol +20%TriglycerideHDL – cholesterol hay Cholesterol tỷ trọng cao, có vai trò vận chuyển cholesterol dư thừa tới gan để chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Chính vì vậy chúng được xem như “cỗ máy” vận chuyển những cholesterol xấu ra khỏi cơ thể tránh tình trạng làm tổn thương các mạch máu nên còn được biết với tên gọi “cholesterol tốt” hay “mỡ tốt”.
- LDl – Cholesterol: Hay cholesterol tỷ trọng thấp, chúng có thể bị oxy hóa gây tổn thương tế bào nội mô mạch máu. Nếu LDL – cholesterol tích tụ và lắng đọng nhiều ở thành mạch máu gây chít hẹp mạch máu gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng như xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Do đó, chúng còn có một tên gọi khác là “cholesterol xấu” hay “mỡ xấu”.
- Triglyceride: Hay còn được biết đến với tên gọi mỡ trung tính, đây là một trong những loại chất béo được tiêu thụ mỗi ngày. Đây là một chất béo khá phổ biến trong mỡ động vật.
Đọc thêm: Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu và những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm
2. Chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần bao nhiêu là cao?
Nhiều câu hỏi được đặt ra là chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần bao nhiêu là cao, ngưỡng nguy cơ cao và mức lý tưởng là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này, trước hết bạn phải có kết quả xét nghiệm mỡ trong máu.
Dưới đây là bảng đánh giá được sơ bộ tình trạng mỡ máu của cơ thể.
Chỉ số | Mức bình thường | Mức ranh giới | Mức nguy cơ cao |
Mỡ máu Cholesterol toàn phần | <200 mg/dL (5,1 mmol/L) | 200–239 mg/dL (5,1–6,2 mmol/L) | ≥240 mg/dL (6,2 mmol/L) |
Cholesterol tốt (HDL – cholesterol) | ≥60 mg/dL (1,5 mmol/L) | Nam: 40–59 mg/dL (1,0–1,5 mmol/L) 50–59 mg/dL (nữ) (1,3–1,5 mmol/L) | Nam: <40 mg/dL (1,0 mmol/L) Nữ: <50 mg/dL (1,3 mmol/L) |
Cholesterol xấu (LDL – Cholesterol) | <100 mg/dL (2,6 mmol/L) (bình thường) 100–129 mg/dL (2,6–3,3 mmol/L) (gần đạt) | 130–159mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) | 160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L) (nguy cơ cao) ≥190 mg/dL (4,9 mmol/L) (nguy cơ rất cao) |
Triglycerid | <150 mg/dL (1,7 mmol/L) | 150–199 mg/dL (1,7–2,2 mmol/L) | 200–499 mg/dL (2,2–5,6 mmol/L) (nguy cơ cao) ≥500 mg/dL (5,6 mmol/L) nguy cơ rất cao |
Theo bảng trên, ta thấy các mức độ mỡ máu cao:
- Mức lý tưởng: Chỉ số mỡ máu Cholesterol toàn phần được xem là lý tưởng khi có nồng độ < 200mg/dL (hay 5,1mmol/L).
- Mức ranh giới: Bạn cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện để duy trì lượng mỡ máu cholesterol toàn phần trong máu ổn định. Mức này dao động trong khoảng 200–239 mg/dL (5,1–6,2 mmol/L).
- Mức nguy cơ cao: Bạn có nguy cơ cao mắc máu nhiễm mỡ và nguy cơ gặp phải các biến chứng trên tim mạch, huyết áp, đột quỵ… khi chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần ≥240 mg/dL (6,2 mmol/L).
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số mỡ máu toàn phần
![Thuốc gây ảnh hưởng đến các chỉ số mỡ máu toàn phần]()
Một số thuốc như an thần, thuốc điều trị huyết áp cao ảnh hưởng đến các chỉ số mỡ máu toàn phần
Các yếu tố dưới đây có thể làm thay đổi chỉ số mỡ máu toàn phần:
- Chế độ ăn: Chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol xấu hay triglyceride sẽ làm tăng hàm lượng của các thành phần này trong máu, làm thay đổi chỉ số mỡ máu toàn phần. Một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol và triglyceride như mỡ, nội tạng động vật, dầu dừa…
- Đang sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc ngừa thai… cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số mỡ máu toàn phần. Vì vậy, bạn nên ngừng dùng thuốc 10 -12 giờ trước khi làm các xét nghiệm mỡ máu.
- Mùa đông thường cao hơn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng mùa đông chỉ số mỡ máu toàn phần sẽ cao hơn mùa hè khoảng 8%.
4. Nguyên nhân dẫn tới chỉ số mỡ máu Cholesterol toàn phần tăng cao
![Người béo phì có chỉ số mỡ máu toàn phần cao]()
Người béo phì có chỉ số mỡ máu toàn phần cao
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chỉ số mỡ máu Cholesterol toàn phần tăng cao:
- Do béo phì: Béo phì khiến cho lượng cholesterol dư thừa tăng cao. Béo phì khiến lượng HDL – cholesterol giảm và lượng mỡ xấu LDL – cholesterol tăng cao. Chính vì vậy, kiểm soát cân nặng được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để kiểm soát tốt mỡ máu.
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia: Hút thuốc lá làm lượng cholesterol tốt giảm mạnh và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa trong đó quan trọng nhất là chuyển hóa lipid, làm rối loạn lượng mỡ trong máu, ảnh hưởng tới chỉ số mỡ máu cholesterol toàn phần.
- Do lười vận động: Lười vận động sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu và làm giảm lượng cholesterol tốt do lượng mỡ dư thừa không được chuyển hóa và thải trừ mà tích tụ lại ở thành mạch máu.
- Do thường xuyên căng thẳng và stress: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn mỡ máu. Thường xuyên căng thẳng, stress làm tăng lượng mỡ xấu trong máu do ăn nhiều kèm với hạn chế vận động.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị mỡ máu cao thì nguy cơ bạn bị mỡ máu cao sẽ cao hơn nhiều so với những người khác.
Xem thêm: Máy đo mỡ máu nào tốt & cách đánh giá chỉ số mỡ máu từ máy đo
5. Mỡ máu toàn phần tăng cao gây những bệnh gì?
![Người có chỉ số mỡ máu toàn phần cao có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao]()
Người có chỉ số mỡ máu toàn phần cao có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao
Chỉ số mỡ máu toàn phần tăng cao là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nguyên do là vì chỉ số mỡ máu toàn phần tăng cao gây xơ vữa động mạch. Tình trạng xơ vữa càng nặng nề hơn nếu như cả chỉ số LDL – cholesterol và chỉ số Triglyceride đều tăng. Các mảng xơ vữa này là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý như:
- Đau thắt ngực, suy tim: Các mảng xơ vữa này có thể bị vỡ ra. Theo mạch máu đi khắp các cơ quan và bộ phận trong cơ thể, hình thành các cục máu đông. Khi di chuyển theo hệ tuần hoàn, đến các mạch máu nhỏ như tim… gây nên tình trạng thiếu oxy cung cấp cho các tế bào cơ tim dẫn đến các cơn đau thắt ngực. Các mảng xơ vữa cũng gây hẹp lòng mạch. Tim cần hoạt động tích cực để đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể, về lâu dài gây tình trạng suy tim.
- Đột quỵ: Cục máu đông có thể gây tắc mạch máu não dẫn đến thiếu oxy nuôi dưỡng các tế bào não dẫn đến tình trạng đột quỵ.
- Huyết áp cao: Các mảng xơ vữa gây xơ hóa thành mạch, làm giảm độ đàn hồi của lòng mạch, cùng với áp lực mạnh của dòng máu lên trên thành mạch để đẩy máu đi nuôi cơ thể gây nên tình trạng huyết áp cao.
6. Cách cải thiện chỉ số mỡ máu toàn phần tăng cao
Dưới đây là một số cách giúp bạn cải thiện chỉ số mỡ máu toàn phần tăng cao:
6.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
![Bữa ăn nhiều rau xanh giúp hạn chế tăng mỡ máu toàn phần]()
Bữa ăn nhiều rau xanh giúp hạn chế tăng mỡ máu toàn phần
Mỡ máu cao là bệnh lý liên quan đến chuyển hóa, vì vậy muốn cải thiện chỉ số mỡ máu toàn phần cao bạn cần có một thực đơn khoa học và hợp lý.
Một số thực phẩm giúp bạn cải thiện chỉ số mỡ máu toàn phần tăng cao mà bạn nên ăn như:
- Protein thực vật: các loại đậu như đậu đen, đậu tương…
- Rau xanh: cải Bina, súp lơ…
- Chất béo không bão hòa như omega – 3, 6 có trong các loại cá béo, cá Hồi, cá Thu, các Ngừ…
Một số thực phẩm nên tránh:
- Mỡ và nội tạng động vật
- Tinh bột chế biến, đường tinh luyện
- Rượu bia và thuốc lá
6.2. Tăng cường tập thể dục
![Tăng cường tập thể dục]()
Việc tập thể dục có tác dụng chuyển hóa bớt lượng mỡ dư thừa, ổn định lại lượng mỡ trong máu
- Việc tập thể dục có tác dụng chuyển hóa bớt lượng mỡ dư thừa, ổn định lại lượng mỡ trong máu. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên còn giúp bạn cải thiện tinh thần cũng như độ dẻo dai của cơ thể, rất tốt cho hệ tim mạch.
- Một số bài tập đơn giản bạn có thể tập hàng ngày như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga…
- Bạn nên tập đều đặn hàng ngày. Mỗi ngày từ 30 – 45 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
6.3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu LDL – cholesterol
Bên cạnh việc uống thuốc đều đặn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện khoa học, các chuyên gia khuyên người dùng nên kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu được nghiên cứu bởi nhà khoa học Việt. Một trong số các sản phẩm hỗ trợ cải thiện mỡ máu được nhiều chuyên gia đánh giá cao là viên uống giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO.
Sản phẩm chứa phức hợp: Nano Lá sen, nano sơn tra, nano curcumin cùng các tinh chất quý khác như tỏi đen, hoài sơn, chè vằng… có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ thừa, giảm mỡ máu hiệu quả, giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch và an toàn khi dùng lâu dài.
![banner MPseno]()
MPseno – Nano lá sen đầu tiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hiệu quả gấp 30 lần.
MPseno được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, nhà máy đạt chuận GMP, ứng dụng bởi bộ 3 công nghệ hiện đại bao gồm:
- Công nghệ chiết xuất chọn lọc tinh chất: Mang lại 3 ưu điểm vượt trội so với cao khô thông thường: Không lẫn tạp chất, hàm lượng hoạt chất cao, giảm phụ thuộc vào nguồn gốc và tuổi dược liệu
- Công nghệ lên men enzym làm giàu hoạt chất: để gia tăng hàm lượng hoạt chất có hoạt tính trong những thảo dược, giúp chuyển hóa các hoạt chất ít có hoạt tính thành có hoạt tính mạnh hơn.
- Công nghệ tạo hạt nano sinh học: Có tác dụng cải thiện độ tan, giúp hoạt chất hấp thu tối đa vào máu, giải phóng hoạt chất từ từ giúp nâng cao thời gian lưu thông của hoạt chất trong máu, kéo dài tác dụng, an toàn khi dùng lâu dài.
MPSENO được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu trong 16 năm của Thạc sĩ Bá Thị Châm, thuộc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đồng thời cũng là tâm huyết của Dược sĩ gia đình MyPharma với sứ mệnh mang sản phẩm chất lượng, có hiệu quả, giá trị thật đến tận tay người tiêu dùng.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về chỉ số mỡ máu toàn phần, giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học và giải đáp các thắc mắc liên quan đến chỉ số mỡ máu toàn phần, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt mua sản phẩm MPseno TẠI ĐÂY.