Tình trạng máu nhiễm mỡ của bệnh nhân có thể được đánh giá thông qua chỉ số mỡ máu Cholesterol. Vậy chỉ số mỡ máu Cholesterol gồm những gì? Chỉ số này thay đổi đáng kể có nguy hiểm không và cách cải thiện ra sao? Tất cả sẽ được Dược sĩ MyPharma chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài
Bệnh máu nhiễm mỡ được đánh giá qua hai chỉ số chính là Cholesterol và Triglycerid. Bài viết này đề cập đến 3 chỉ số liên quan đến Cholesterol: LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol và Cholesterol toàn phần.
Xét nghiệm chỉ số mỡ máu LDL – cholesterol để đánh giá mức độ máu nhiễm mỡ
Chỉ số mỡ máu LDL-Cholesterol hay Low Density Lipoprotein Cholesterol là một loại Lipoprotein tỉ trọng thấp, có chức năng vận chuyển Cholesterol từ gan tới các mô và cơ quan. Do đó, loại Cholesterol này còn được coi là Cholesterol “xấu”, bởi khi nồng độ trong máu tăng cao, chúng có khả năng lắng đọng ở thành mạch, gây oxy hóa thành mạch và hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Chỉ số mỡ máu LDL-Cholesterol cao chứng tỏ bạn đang có rối loạn chuyển hóa Lipid mà thường gặp nhất là bệnh máu nhiễm mỡ. Để đánh giá mức độ máu nhiễm mỡ dựa vào chỉ số LDL-Cholesterol, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Nồng độ LDL-Cholesterol máu | Đánh giá |
<100 mg/dL | Ngưỡng lý tưởng |
100 – 129 mg/dL | Ổn định và cần duy trì ở ngưỡng này |
130 – 159 mg/dL | Có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa Lipid |
160 – 189 mg/dL | Có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ |
> 190 mg/dL | Nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cao |
HDL-Cholesterol giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa thành mạch
Mỡ máu HDL-Cholesterol hay High Density Lipoprotein, còn được gọi là Cholesterol “tốt” bởi có vai trò vận chuyển Cholesterol từ các mô, cơ quan ngoại vi về gan để chuyển hóa và thải trừ khỏi cơ thể. Do đó, HDL-Cholesterol giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa thành mạch, ngăn hình thành các mảng vơ xữa gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của sự thay đổi chỉ số mỡ máu HDL-Cholesterol, bạn có thể tham khảo bảng dưới.
Với nam giới:
Nồng độ HDL-Cholesterol máu | Đánh giá |
> 60mg/dL (1,6mmol/L) | Bình thường |
50 – 60 mg/dL (1,3 – 1,6 mmol/L) | Có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. |
< 50 mg/dL (1,3mmol/L) | Nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. |
Với nữ giới:
Nồng độ HDL-Cholesterol máu | Đánh giá |
> 60mg/dL (1,6 mmol/L) | Bình thường |
40 – 60 mg/dL (1 – 1,6 mmol/L) | Có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. |
< 40 mg/dL (< 1mmol/L) | Nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. |
Cholesterol toàn phần có dấu hiệu tăng cao bất thường sẽ phản ánh nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch
Để thuận tiện trong quá trình xét nghiệm máu nhiễm mỡ và cholesterol, người ta thường sử dụng kết hợp chỉ số mỡ máu Cholesterol toàn phần. Chỉ số mỡ máu toàn phần này được tính thông qua 3 chỉ số bao gồm: HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol và Triglycerid theo công thức sau:
Cholesterol toàn phần = HDL-Cholesterol + LDL-Cholesterol + 20%Triglycerid.
Khi chỉ số Cholesterol toàn phần có dấu hiệu tăng cao bất thường sẽ phản ánh nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Tham khảo bảng dưới đây:
Nồng độ Cholesterol toàn phần | Đánh giá |
< 200 mg/dL (<5.2 mmol/L) | Bình thường |
200 – 240 mg/dL (5.2 – 6,2 mmol/L) | Có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. |
> 240 mg/dL (>6.2 mmol/L) | Nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. |
Nguy cơ biến chứng tim mạch rất dễ xảy ra với người máu nhiễm mỡ nặng
Chỉ số máu nhiễm mỡ và cholesterol tăng cao là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, không chỉ trên tim mạch mà còn trên nhiều hệ cơ quan khác:
Các loại hoa quả chứa hàm lượng vitamin và chất xơ giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Để ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm kể trên, khi có chỉ số mỡ máu Cholesterol tăng cao, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt để đưa chúng về giới hạn bình thường. Dưới đây là một vài lời khuyên của Dược sĩ MyPharma.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của chất béo bão hòa đối với bệnh nhân rối loạn Lipid máu: Tăng LDL-Cholesterol, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch (đau thắt ngực, đột quỵ…). Do đó, người bệnh cần:
Tập thể dục là biện pháp hiệu quả nhất để tiêu hao mỡ thừa
Tập thể dục là biện pháp hiệu quả nhất để tiêu hao mỡ thừa, từ đó dẫn đến giảm tổng hợp LDL-Cholesterol, giúp cải thiện chỉ số mỡ máu Cholesterol. Do đó, khi có dấu hiệu tăng Cholesterol, người bệnh cần rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ, đạp xe, chơi thể thao…
Uống nhiều rượu bia gây độc với gan, làm suy giảm chức năng gan dẫn đến rối loạn chuyển hóa Lipid, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu, thuốc lá cũng là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng LDL-Cholesterol.
Do đó, người bệnh cần từ bỏ thói quen hút thuốc hay sử dụng rượu bia khi có chỉ số mỡ máu Cholesterol bất thường để ngăn chặn bệnh tiến triển.
Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định mỡ máu. Nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu như tỏi đen, lá sen, chè vằng, nghệ… vừa đạt hiệu quả điều trị vừa an toàn cho sức khỏe.
Viên uống giảm mỡ máu công nghệ cao MPseno là sản phẩm 16 năm nghiên cứu của Thạc sĩ Bá Thị Châm, với các thành phần như nano lá sen, nano curcumin, nano sơn tra, chiết xuất tỏi đen… được áp dụng bộ ba công nghệ hiện đại – công nghệ lên men làm giàu hoạt chất, công nghệ tạo hạt nano sinh học và công nghệ chiết xuất chọn lọc. Nhờ đó, mang lại hiệu quả giảm mỡ máu, mỡ thừa gấp 30 lần các sản phẩm thông thường.
Như vậy, chỉ số mỡ máu Cholesterol bất thường có thể giúp phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi có dấu hiệu tăng cao, người bệnh cần có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về chỉ số mỡ máu cholesterol, cách giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY. Hoặc đến trực tiếp siêu thị thuốc MPG – 378 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.