Tư Vấn Giảm Mỡ Máu

Chế độ ăn cho người mỡ máu cao: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tại sao cần xây dựng chế độ ăn cho người mỡ máu cao theo đúng nguyên tắc? Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều tới tình trạng bệnh máu nhiễm mỡ không? Bệnh nhân tăng mỡ máu nên ăn gì và không nên ăn gì? Tất cả những thắc mắc nêu trên sẽ được Dược sĩ MyPharma giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

——————————–

1. Tại sao cần xây dựng chế độ ăn cho người mỡ máu cao

Theo nguyên tắc điều trị mỡ máu cao của Bộ Y tế, thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt là chỉ định đầu tiên. Chỉ khi nào liệu pháp này không mang lại hiệu quả ổn định thông số lipid máu như mong đợi thì mới phải dùng tới thuốc điều trị. Như vậy, chế độ ăn đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát hàm lượng mỡ trong máu của người bệnh. 

Một khẩu phần ăn giàu “chất béo xấu” và “cholesterol xấu” sẽ làm gia tăng lipid máu nhanh chóng. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn cho người mỡ máu cao chuẩn nguyên tắc là cực kỳ cần thiết, giúp hỗ trợ giảm lipid máu và phòng ngừa các biến chứng tim mạch do mỡ máu cao gây ra.

2. Chế độ ăn tốt cho người mỡ máu cao

Chế độ ăn cho người mỡ máu cao được gọi là là tốt khi sự kết hợp các loại thực phẩm mang lại tác dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Cụ thể, bệnh nhân máu nhiễm mỡ được khuyến cáo nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

2.1. Ăn nhiều rau xanh

Các loại rau xanh là nguồn thực phẩm chứa rất ít chất béo và cholesterol. Đồng thời, rau xanh cung cấp lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Do đó, chế độ ăn nhiều các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ, bắp cải, xà lách… sẽ góp phần làm giảm LDL-cholesterol, loại “cholesterol xấu” trong máu. 

Hơn nữa, các hợp chất carotenoid trong loại thực phẩm này còn được chứng minh có tác dụng hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch. 

Nên bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn cho người mỡ máu cao

Nên bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn cho người mỡ máu cao

2.2. Chế độ ăn giàu vitamin C

Vitamin C là loại vitamin tan trong nước, được xếp vào nhóm chất chống oxy hóa mạnh. Trong nhiều nghiên cứu mối quan hệ giữa vitamin C và bệnh tim mạch, vitamin C được chứng minh có tác dụng điều hòa lượng mỡ máu bằng cách giảm “cholesterol xấu” LDL-cholesterol và tăng “cholesterol tốt” HDL-cholesterol trong máu. 

Đồng thời, loại dưỡng chất này còn giúp giảm tình trạng xơ cứng động mạch và phòng ngừa tăng huyết áp. Do đó, chế độ ăn cho người mỡ máu cao nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: Ớt chuông, súp lơ trắng, quả kiwi, cam, quýt, cà chua, đu đủ…

Vitamin C hỗ trợ điều hòa mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng do tăng lipid máu

Vitamin C hỗ trợ điều hòa mỡ máu và ngăn ngừa biến chứng do tăng lipid máu

2.3. Chế độ ăn giàu omega 3

Omega-3 là loại chất béo không no chứa một nối đôi, thường có trong các loại cá tươi như cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích… hoặc hạt lanh, hạt chia, quả óc chó. Đây là loại chất béo tốt cho tim mạch, giúp làm giảm LDL-cholesterol và triglycerid trong máu. Vì vậy, bổ sung omega-3 lượng vừa đủ sẽ hỗ trợ giảm lipid máu và giảm tỷ lệ bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên mỗi tuần nên ăn ít nhất hai bữa cá

Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên mỗi tuần nên ăn ít nhất hai bữa cá

2.4. Ăn các loại thịt trắng

Thịt trắng chứa hàm lượng cholesterol và chất béo ít hơn so với các loại thịt đỏ, thịt mỡ. Do đó, loại thịt này được bác sĩ khuyên dùng trong chế độ ăn cho người mỡ máu cao. Giảm thịt đỏ và tăng thịt trắng (thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt cá…) đem lại hiệu quả giảm LDL-cholesterol trong máu mà vẫn cung cấp đủ protein cho cơ thể. 

Ăn thịt trắng hỗ trợ làm giảm LDL-cholesterol máu

Ăn thịt trắng hỗ trợ làm giảm LDL-cholesterol máu

2.5. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, không chỉ giúp giảm mỡ máu mà còn tốt cho hệ miễn dịch và tim mạch. Thường xuyên ăn một bát ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch, quinoa…) mỗi sáng đem lại tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu rõ rệt. Hơn nữa, chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt được đánh giá là không làm giảm HDL-cholesterol, loại “cholesterol tốt” có khả năng chống lại xơ vữa động mạch. 

Ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu

Ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu

2.6. Sử dụng nhiều các loại dầu thực vật

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu ngô, dầu oliu, dầu đậu nành… có chứa thành phần phytosterol. Đây là hợp chất có khả năng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol tại ruột, do đó làm giảm nồng độ “cholesterol xấu” LDL-cholesterol trong máu. Tuy nhiên, dầu thực vật càng tinh chế nhiều hàm lượng phytosterol càng ít, điển hình là dầu cọ. 

Dầu thực vật làm giảm sự tăng cholesterol máu

Dầu thực vật làm giảm sự tăng cholesterol máu

3. Chế độ ăn không tốt cho người mỡ máu cao

Bên cạnh những loại thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo bổ sung vào chế độ ăn của người mỡ máu cao nêu trên, bệnh nhân cũng nên lưu ý tránh sử dụng các nhóm thực phẩm dưới đây.

3.1.  Ăn nhiều thịt đỏ

Đối với bệnh nhân máu nhiễm mỡ, bổ sung nhiều thịt đỏ khiến nồng độ cholesterol trong máu tăng lên một cách nhanh chóng. Đây là loại thực phẩm nên cắt giảm tối đa trong chế độ ăn cho người mỡ máu cao, bởi chúng chứa lượng cholesterol và chất béo bão hòa dồi dào. 

Theo Học viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, trung bình ăn khoảng 113,40 gam thịt đỏ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ tử vong vì nguyên nhân bệnh tim mạch. Do đó, thay vì ăn thịt đỏ, thịt trắng sẽ là lựa chọn hữu ích cho những người tăng lipid máu.

Thịt đỏ chứa lượng cholesterol và chất béo bão hòa dồi dào

Thịt đỏ chứa lượng cholesterol và chất béo bão hòa dồi dào

3.2. Ăn nhiều đồ ăn chiên rán

Đồ chiên rán, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh, thường chứa hàm lượng cao chất béo có hại, nhất là chất béo chuyển hóa “trans”. Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đồ ăn chiên rán và bệnh tim mạch, các nhà khoa học nhận định rằng: Chế độ ăn nhiều thực phẩm chiên rán làm giảm lượng “cholesterol tốt” HDL và gây tích tụ chất béo trong máu. Do đó, bệnh nhân máu nhiễm mỡ cần kiêng loại thức ăn này và nên chế biến thực phẩm dưới dạng luộc hoặc hấp. 

Đồ ăn chiên rán chứa chất béo chuyển hóa có hại 

Đồ ăn chiên rán chứa chất béo chuyển hóa có hại

3.3. Ăn nhiều nội tạng động vật

Trong chế độ ăn cho người mỡ máu cao, nội tạng động vật là thực phẩm hàng đầu trong “danh sách đen” mà bệnh nhân cần tránh xa. Các món ăn chế biến từ gan, óc, tim, lòng, dạ dày… chứa lượng nhiều các chất béo bão hòa và cholesterol. Do đó, bổ sung quá mức các thực phẩm này sẽ khiến tăng mỡ máu và có nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì.

 Nội tạng động vật chứa hàm lượng cao cholesterol và chất béo xấu

Nội tạng động vật chứa hàm lượng cao cholesterol và chất béo xấu

3.4. Chế độ ăn nhiều đường 

Đường chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung quá lượng đường cho phép lại gây tích trữ đường dưới dạng chất béo, dẫn tới tăng mỡ máu. Ngoài ra, chế độ ăn cho người mỡ máu cao mà chứa nhiều đường còn gây ảnh hưởng tới tim mạch, làm viêm thành mạch, có nguy cơ gây suy tim và đột quỵ. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bệnh nhân máu nhiễm mỡ chỉ nên tiêu thụ dưới 20 gam đường.

Bệnh nhân mỡ máu cao nên hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn

Bệnh nhân mỡ máu cao nên hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn

3.5. Lạm dụng rượu bia, thuốc lá

Rượu bia và thuốc lá là những thủ phạm hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia làm giảm đáng kể lượng “cholesterol tốt” HDL-cholesterol, đồng thời tăng “cholesterol xấu” LDL-cholesterol trong máu. 

Không chỉ thế, việc lạm dụng hai nhóm chất này còn gây suy giảm quá trình chuyển hóa chất béo ở gan, dẫn tới tình trạng tích tụ chất béo trong máu và nội tạng. Chính vì vậy, không chỉ bệnh nhân mỡ máu cao, mà tất cả mọi người đều nên tránh xa thuốc lá và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.

Bệnh nhân máu nhiễm mỡ hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá

Bệnh nhân máu nhiễm mỡ hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá

4. Chế độ sinh hoạt kết hợp với bữa ăn cho người mỡ máu

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn cho người mỡ máu cao, việc thay đổi lối sống sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng. Do đó, bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng với một số giải pháp khác sau: 

4.1. Sử dụng các loại thảo dược giảm mỡ máu

Do e ngại các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc tây, đa số bệnh nhân máu nhiễm mỡ có xu hướng lựa chọn giải pháp sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu. 

Trong tự nhiên có nhiều vị thuốc thực vật đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong làm giảm cholesterol máu một cách an toàn. Tiêu biểu phải kể đến các thảo dược như: Lá sen, Sơn tra, Nghệ, Giảo cổ lam…

Lá sen là thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả

Lá sen là thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả

4.2. Tăng vận động, thể thao

Thường xuyên tập luyện thể thao giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 2-3 lần. Đối với nồng độ cholesterol máu, vận động trung bình 30-45 phút mỗi ngày góp phần làm giảm LDL-cholesterol và tăng nhẹ HDL-cholesterol. Một số hình thức tập luyện phù hợp cho bệnh nhân mỡ máu cao: Đi bộ nhanh, đạp xe, tập yoga, bơi lội…

Thường xuyên tập luyện thể thao giúp giảm mỡ máu

Thường xuyên tập luyện thể thao giúp giảm mỡ máu

4.3. Hạn chế ăn đêm

Ban đêm là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi nên quá trình trao đổi chất và tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Do đó thường xuyên ăn muộn sẽ khiến tích tụ chất béo trong cơ thể, dẫn tới tình trạng tăng mỡ máu. Thời điểm tốt nhất để ăn tối là từ 18-19 giờ.

Ăn đêm gây tăng tích mỡ thừa

Ăn đêm gây tăng tích mỡ thừa

4.4. Sử dụng sản phẩm MPSENO

Sự ra đời của nhiều dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm mỡ máu trên thị trường hiện nay cũng là một giải pháp hữu ích cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm MPseno – viên giảm mỡ máu công nghệ cao đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chứa bộ ba nano thảo dược: Nano Lá sen, nano Sơn tra và nano Curcumin. 

MPseno là thành quả nghiên cứu 16 năm của ThS Bá Thị Châm, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đem lại tác dụng hỗ trợ giảm cholesterol máu, thải mỡ thừa và ngăn ngừa biến chứng tim mạch hiệu quả, sản phẩm an toàn khi dùng lâu dài.

banner MPseno

MPseno – Nano lá sen đầu tiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hiệu quả gấp 30 lần.

Như vậy, qua những thông tin trên, chúng tôi tin rằng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc kiểm soát lượng mỡ trong máu. Chế độ ăn cho người mỡ máu cao cần được xây dựng dựa trên những nguyên tắc được khuyến cáo để đạt hiệu quả ổn định các thông số lipid máu và ngăn ngừa biến chứng tim mạch tốt nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chế độ dinh dưỡng cho người mỡ máu cao hoặc căn bệnh máu nhiễm mỡ, độc giả vui lòng liên hệ Dược sĩ gia đình MyPharma qua tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi cho chuyên gia tại đây.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, truy cập: MPseno-Nano lá sen giúp giảm mỡ máu, hạ cholesterol, triglycerid, giảm béo

🌏 Giảm mỡ máu: https://sanpham.mpseno.vn/giammomau

🌏 Giảm béo an toàn: https://sanpham.mpseno.vn/giambeoantoan

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Viên giảm béo giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam
MPseno – HỖ TRỢ GIẢM MỠ THỪA, NGỪA MỠ MÁU
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà
297.000
550.000
0
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên