Tư Vấn Giảm Mỡ Máu

Bệnh tiểu đường và mỡ máu: Mối quan hệ & 4 cách điều trị

Bệnh tiểu đường và mỡ máu là đều là những bệnh lý khá nguy hiểm, thường mắc kèm với nhau gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy hai bệnh có mối quan hệ gì  với nhau không, nên điều trị như thế nào để giảm thiểu biến chứng và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân? Hãy cùng Dược sĩ MyPharma tìm hiểu về mối quan hệ & 4 cách điều trị qua bài viết dưới đây!

1. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới mỡ máu

Mỡ máu bám vào thành mạch gây xơ vữa

Mỡ máu bám vào thành mạch bước đầu của quá trình xơ vữa động mạch và tăng mỡ máu.

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường là mỡ máu cao. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, có đến ⅔ số người bị tiểu đường gặp vấn đề về tim mạch, trong đó có mỡ máu cao.

Bởi lẽ, với người bị tiểu đường type 2, glucose (các phân tử đường) không vào được tế bào để chuyển hóa thành năng lượng mà chuyển hóa thành các acid béo. Các acid béo này lưu hành trong máu, làm tăng Triglycerid, LDL-Cholesterol bắt giữ gây nên tình trạng mỡ máu cao.

Bên cạnh đó, nồng độ đường trong máu cao là nguyên nhân làm tăng độ nhớt của máu, tăng khả năng bám dính của các thành phần trong máu mà đặc biệt là các acid béo, LDL-Cholesterol. Từ đó, lớp nội mạc thành mạch bị tổn thương, là bước đầu của quá trình xơ vữa động mạch và tăng mỡ máu gây lên bệnh mỡ máu cao và tim mạch.

Để tránh tình trạng mỡ máu cao, người bệnh tiểu đường cần phòng ngừa ngay từ khi phát hiện bệnh bằng cách:

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để tập luyện các bài tập nhẹ nhàng hay đi bộ, đạp xe để nâng cao sức khỏe, làm bền thành mạch, hạn chế các biến chứng tim mạch. Lưu ý không tập luyện quá sức do có thể gây hạ đường huyết đột ngột, người bệnh tím tái, nhợt nhạt, tim đập chậm, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo: Thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, hạn chế ăn chất béo và bổ sung thêm rau xanh (thực phẩm giúp hạn chế hấp thu chất béo) để ổn định mỡ máu.
  • Kiểm tra mỡ máu và tiểu đường định kì: Nên đi khám định kì 3 tháng/ lần để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh hay biến chứng tiểu đường để kịp thời xử lý.

2. Ảnh hưởng của mỡ máu cao tới bệnh tiểu đường

Mỡ máu gây tổn thương tim

Mỡ máu cao làm tổn thương hệ thống mạch máu lớn nguy hiểm cho tính mạng người bệnh

Mối liên quan giữa rối loạn mỡ máu và tiểu đường là gì? Mỡ máu cao khiến tình trạng bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Mỡ máu cao làm tổn thương hệ thống mạch máu lớn (mạch vành, động mạch lớn), gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực ở người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, ở người tiểu đường bị mỡ máu cao, các biến chứng mạch máu nhỏ cũng xuất hiện sớm như tổn thương mạch máu mắt khiến nhìn mờ (có thể gây mù lòa), tổn thương thận hay biến chứng thần kinh nguy hiểm cho người bệnh.

Do đó, cần ngăn ngừa các biến chứng do mỡ máu cao ở người bệnh tiểu đường bằng cách áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Giảm đường và tinh bột trong khẩu phần ăn: Hạn chế ăn đồ ngọt (bánh, kẹo, chè…), thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồng thời bổ sung nhiều rau xanh để ổn định đường huyết.  
  • Tăng cường vận động: Đi bộ, chạy bộ hay thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tiêu hao mỡ thừa, ngăn mỡ thừa đọng lại ở thành mạch làm tổn thương mạch máu.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì: Kiểm tra đường huyết, mỡ máu 3 tháng/ lần để kiểm soát bệnh và các biến chứng tốt nhất.

3. Rối loạn mỡ máu và tiểu đường bệnh nào nguy hiểm hơn

Rối loạn mỡ máu và tiểu đường đều là những căn bệnh nguy hiểm. Để đánh giá mức độ nguy hiểm, bạn đọc có thể tham khảo bảng sau:

Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng do rối loạn mỡ máu

Biến chứng cấp tính:

  • Hạ đường huyết: Cơ thể mệt mỏi, chân tay bủn rủn, người tím tái, tim đập chậm.
  • Hôn mê: Bất tỉnh, cần được cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng mạn tính:

  • Biến chứng mắt: Tổn thương mạch máu mắt, làm giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng tim mạch: Rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch dẫn đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…
  • Biến chứng thần kinh: Tê bì tay chân, tăng tiết mồ hôi, nhịp tim bất ổn định.
  • Biến chứng thận: Tổn thương mạch thận, giảm chức năng của thận, nặng hơn là suy thận.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Vi khuẩn phát triển mạnh, đồng thời biến chứng thần kinh làm người bệnh khó phát hiện nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng, bội nhiễm (đặc biệt ở tay, chân).

Biến chứng tim mạch:

  • Xơ vữa động mạch: Xuất hiện các mảng vữa xơ làm hẹp và xơ cứng thành mạch, nguy cơ cao hình thành huyết khối gây tắc mạch.
  • Nhồi máu cơ tim (do tắc mạch vành, thiếu oxy cung cấp cho cơ tim).
  • Đột quỵ (do tắc mạch máu não, oxy không đủ cung cấp cho não).

Biến chứng thần kinh: Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động và giảm một số chức năng khác của cơ thể.

Như vậy, có thể thấy, tiểu đường và rối loạn mỡ máu đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần theo dõi và kiểm soát bệnh thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý để ngăn chặn bệnh tiến triển.

4. Cách chữa bệnh mỡ máu và tiểu đường

Bệnh tiểu đường và mỡ máu cao có thể cải thiện đáng kể nhờ thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Do đó, bên cạnh việc chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người mắc bệnh tiểu đường và mỡ máu

chế độ ăn uống khoa học cho người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu

Chế độ ăn uống khoa học giàu chất xơ tốt cho người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu

Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu cần hạn chế đường, tinh bột và chất béo để duy trì mức đường máu và mỡ máu trong giới hạn cho phép.

Nên bổ sung vào chế độ ăn một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá lanh, cá mòi, hạt chia, quả óc chó, đậu nành… Lưu ý: Chỉ nên bổ sung 200g – 250g omega3/ ngày.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, bột yến mạch, hoa quả…
  • Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, thịt lợn… Tuy nhiên, nên chia thành các bữa trong các ngày, không ăn quá nhiều trong 1 ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu: Đồ ăn nhanh, đồ chiên xào…
  • Đồ ngọt: Bánh, kẹo, bơ sữa, chè…
  • Đồ ăn chứa nhiều tinh bột: Cơm (nên chia nhỏ thành các bữa, mỗi bữa ăn lượng vừa đủ), bánh ngô, bánh khoai…

4.2. Tăng cường vận động, tập luyện thể dục

Tăng cường vận động, tập luyện thể dục

Tăng cường vận động, tập luyện thể dục úp nâng cao sức khỏe, dọn các gốc oxy hóa trong cơ thể

Cần rèn luyện và duy trì thói quen thể dục thể thao, giúp nâng cao sức khỏe, dọn các gốc oxy hóa trong cơ thể đồng thời làm thành mạch dẻo dai, hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.

Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng hay đạp xe, đi bộ. Lưu ý: Nên tăng cường độ dần dần, không nên luyện tập quá sức.

4.3. Nói không với rượu bia, thuốc lá

Nói không với rượu bia, thuốc lá

Nói không với rượu bia, thuốc lá giúp hạn chế biến chứng thần kinh do tiểu đường và mỡ máu gây ra

Rượu bia, thuốc lá là các chất kích thích thần kinh trung ương, làm xuất hiện sớm các biến chứng thần kinh do tiểu đường và mỡ máu gây ra.

Ngoài ra, đây còn là tác nhân làm tổn thương thành mạch, gây xơ vữa động mạch hay các biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Do đó, mỗi người nhất là người mắc bệnh tiểu đường và mỡ máu cần nói KHÔNG với rượu bia, thuốc lá, đặc biệt là những người bệnh tiểu đường, mỡ máu để cải thiện tình trạng bệnh.

Mời bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết: Chữa bệnh tiểu đường và mỡ mỡ máu cao tại nhà với 6 cách đơn giản

4.4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, mỡ máu

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, mỡ máu trên thị trường đã được đánh giá cao về tác dụng và độ an toàn. Tham khảo: Viên hỗ trợ giảm mỡ máu MPSENO: Chứa phức hợp 3 Nano thảo dược – nano lá sen, nano curcumin, nano sơn tra, hỗ trợ hạ mỡ máu cao gấp 30 lần các sản phẩm cao, trà thông thường.

banner MPseno

MPseno – Nano lá sen đầu tiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hiệu quả gấp 30 lần.

Như vậy, bệnh tiểu đường và mỡ máu đều có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, khi bị bệnh, mỗi người cần lưu ý chế độ ăn và rèn luyện để kiểm soát bệnh tốt nhất đồng thời nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt mua sản phẩm MPseno TẠI ĐÂY.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Viên giảm béo giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam
MPseno – HỖ TRỢ GIẢM MỠ THỪA, NGỪA MỠ MÁU
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà
297.000
550.000
0
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên