Nhiều người mỡ máu cao đang truyền tai nhau cách ăn dứa giảm mỡ máu, không những cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp giảm mỡ máu đơn giản và hiệu quả. Vậy ăn dứa có thực sự giúp giảm mỡ máu không? Nên dùng thế nào để hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả? Dược sĩ gia đình MyPharma sẽ thông tin tới bạn qua bài viết dưới đây.
1. Tác dụng giảm mỡ máu của dứa
Dứa à một loại trái cây nhiệt đới rất giàu enzyme, vitamin và các chất chống oxy hóa
Được biết đến là một loại trái cây nhiệt đới rất giàu enzyme, vitamin và các chất chống oxy hóa, dứa đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe như: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, chống lại các gốc tự do trong cơ thể…
Bên cạnh đó, dứa còn có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả, bởi trong dứa có chứa một loại enzyme phân giải protein tên là Bromelain. Enzyme này giúp hỗ trợ hormone Leptin (được sản xuất bởi các tế bào mỡ) kiểm soát mỡ máu, mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra, Bromelain còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu, hạn chế các cơn thèm ăn của người mỡ máu cao.
Mặc dù có vị ngọt nhưng dứa lại có hàm lượng calo rất thấp, mỗi 100 gram dứa chỉ chứa từ 40 – 50 calo. Do đó, dứa giúp kiểm soát chế độ ăn, kiểm soát cân nặng và các chỉ số mỡ máu rất hiệu quả.
2. Cách ăn dứa giảm mỡ máu
Có rất nhiều cách kết hợp dứa vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ giảm mỡ máu cho người mỡ máu cao, dưới đây là một số cách đơn giản và dễ thực hiện nhất.
2.1. Sử dụng nước ép dứa giảm mỡ máu
Nước ép dứa có thể sử dụng hàng ngày để giảm mỡ máu
Với hương thơm đặc trưng và vị ngọt thanh nhẹ, nước ép dứa cũng là một loại nước ép được rất nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa việc chế biến cũng vô cùng nhanh chóng và đơn giản.
Để làm nước ép dứa, bạn cần chuẩn bị:
- 1 trái dứa chín.
- Máy ép nước hoa quả.
Các bước ép nước dứa tại nhà cực kỳ đơn giản:
- Bước 1: Rửa sạch dứa và gọt bỏ vỏ và các mắt dứa để tránh gây ngứa họng khi uống.
- Bước 2: Cắt dứa thành từng miếng nhỏ, dày khoảng 1cm.
- Bước 3: Cho dứa vào máy ép hoa quả, lọc lấy phần nước ép.
- Bước 4: Rót nước ép dứa ra cốc và thưởng thức hương vị thơm ngon nguyên chất của dứa.
2.2. Sử dụng dứa và cà chua, chuối
Dứa và cà chua, chuối sẽ tạo thành 1 món salad ngon, lạ miệng cho người mắc mỡ máu
Nếu muốn tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể kết hợp dứa với một số loại hoa quả khác như: Cà chua, chuối, dưa chuột… vừa tạo nên món salad rau quả tươi ngon hoặc một cốc sinh tố màu sắc, vừa giúp tăng cường tác dụng giảm mỡ máu, cân bằng các chỉ số mỡ máu.
Để chế biến một đĩa salad rau quả tươi ngon, bạn cần chuẩn bị:
- Nửa trái dứa chín.
- 1 trái cà chua to hoặc khoảng 5 trái cà chua bi.
- 1 – 2 trái chuối tiêu hoặc chuối tây đều được.
Cách làm salad rau quả vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Rửa sạch các loại rau, quả bạn đã chuẩn bị.
- Bước 2: Gọt bỏ vỏ và cắt nhỏ rau, quả thành miếng vừa ăn hoặc cắt hạt lựu.
- Bước 3: Trộn đều các loại rau, quả đã cắt nhỏ với nhau, hoặc bạn có thể thêm 1 thìa sốt salad tùy theo khẩu vị.
Hoặc với các nguyên liệu tương tự như trên, bạn cũng có thể chế biến một cốc sinh tố màu sắc với các bước vô cùng đơn giản sau:
- Bước 1: Rửa sạch và gọt bỏ vỏ các loại rau, quả đã chuẩn bị.
- Bước 2: Chia nhỏ rau, quả thành miếng.
- Bước 3: Cho các loại rau, quả vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn hòa quyện.
- Bước 4: Rót ra cốc và thưởng thức.
2.3. Sử dụng dứa và dưa chuột
Kết hợp dứa và dưa chuột để vừa tăng cường hỗ trợ giảm mỡ máu, vừa giúp thanh nhiệt cơ thể
Dưa chuột cũng là một loại quả giúp thanh lọc cơ thể rất tốt, vì vậy bạn có thể kết hợp dứa và dưa chuột để vừa tăng cường hỗ trợ giảm mỡ máu, vừa giúp thanh nhiệt cơ thể.
Để làm món sinh tố dứa và dưa chuột, bạn cần chuẩn bị:
- 1 trái dứa chín.
- 1 – 2 trái dưa chuột.
- Máy xay sinh tố.
Cách chế biến sinh tố dứa và dưa chuột vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Rửa sạch dứa, gọt bỏ vỏ và các mắt dứa.
- Bước 2: Rửa sạch dưa chuột, gọt bỏ vỏ và bỏ phần hạt dưa.
- Bước 3: Cắt dưa chuột và dứa thành các miếng nhỏ, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Bước 4: Rót ra cốc và thưởng thức.
Mời bạn tìm hiểu thêm:
3. Các trường hợp mỡ máu cao không nên sử dụng dứa
Người huyêt áp cao không nên ăn dứa do trong dứa có chứa chất hưng phần thần kinh
Mặc dù là một loại hoa quả lành tính, nhưng một số trường hợp người mỡ máu cao dưới đây không nên ăn dứa giảm mỡ máu.
- Người bị bệnh dị ứng: Enzyme Bromelain có trong dứa rất dễ gây dị ứng, khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn và rối loạn tiêu hóa… Vì vậy những người mỡ máu máu cao có cơ địa dị ứng không nên ăn dứa.
- Người bị bệnh đái tháo đường: Trong dứa chín có chứa hàm lượng đường rất cao, vì vậy những người bệnh đái tháo đường bị mỡ máu cao muốn ăn dứa cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Người mỡ máu cao kèm theo huyết áp cao: Trong dứa có chứa một loại hoạt chất gây hưng phấn thần kinh, làm tăng huyết áp. Do đó người mỡ máu cao kèm huyết áp cao không nên ăn dứa.
- Người mỡ máu cao đang mắc bệnh đường hô hấp: Một loại Glycosid có trong dứa có tính chất gây kích ứng mạnh niêm mạc đường hô hấp, làm rát lưỡi, ngứa họng khi ăn quá nhiều. Vậy nên người mỡ máu cao mắc các bệnh đường hô hấp (hen phế quản, viêm mũi họng…) không nên ăn nhiều dứa để tránh gây kích ứng làm tái phát bệnh.
- Phụ nữ mang thai: Dứa có chứa enzyme Bromelain gây kích thích làm tăng co bóp và làm mềm tử cung, vì vậy phụ nữ mang thai bị mỡ máu cao không nên ăn dứa để tránh bị sảy thai.
- Người bị loét dạ dày: Một số loại acid hữu cơ và enzyme trong dứa có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, làm tăng viêm loét. Vậy nên người mỡ máu cao bị loét dạ dày không nên ăn dứa.
4. Người bị mỡ máu cao nên sử dụng dứa trong bao lâu?
Mỡ máu cao là một bệnh lý mạn tính, cần phải điều trị lâu dài, vì vậy nếu muốn ăn dứa giảm mỡ máu, bạn cần phải kiên trì trong một thời gian dài và cần phải ăn thường xuyên.
Tuy nhiên ăn nhiều dứa quá cũng không tốt, bởi mặc dù giàu dưỡng chất và enzyme tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa: Đau quặn bụng, ợ nóng, khó tiêu…
Vậy nên theo các chuyên gia dinh dưỡng, để hỗ trợ giảm mỡ máu, người bệnh chỉ nên ăn từ 3 – 4 bữa mỗi tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200 gr dứa.
5. Các biện pháp kết hợp với dứa để tăng quả điều trị mỡ máu cao
Ngoài dứa thì người bệnh mỡ máu lên sử dụng thêm các thực phẩm giàu chất xơ
Mỡ máu cao là bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài và phải kết hợp nhiều biện pháp mới đạt được hiệu quả điều trị và duy trì được cuộc sống khỏe mạnh. Vì vậy bên cạnh việc kết hợp dứa vào những món ăn hàng ngày để hỗ trợ giảm mỡ máu, người bệnh còn cần phải kết hợp với một số biện pháp dưới đây.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các chỉ số mỡ máu ở mức ổn định. Để giảm mỡ máu, người bệnh cần tránh những thực phẩm chứa chất béo “xấu” (Mỡ trắng, da động vật…) và nên tập trung vào nhóm thực phẩm lành mạnh (Rau xanh, cá biển, quả bơ, hạt óc chó, hạnh nhân…)
- Tăng cường tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa, đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm mỡ máu hiệu quả. Mỗi ngày người mỡ máu cao chỉ cần vận động nhẹ nhàng 30 – 45 phút với các bài tập như: Đi bộ nhanh, đạp xe, yoga… cũng đã giúp cơ thể đốt cháy một lượng mỡ đáng kể.
- Sử dụng thuốc giảm mỡ máu nếu bị nặng: Một số trường hợp người bệnh ở giai đoạn nặng (giai đoạn 2, 3) cần kiểm soát nghiêm ngặt các chỉ số mỡ máu sẽ được bác sĩ kê thuốc để điều trị. Bên cạnh ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên, người bệnh còn cần phải sử dụng đúng theo liệu trình để quá trình điều trị đạt hiệu quả.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu: Bên cạnh việc kết hợp các biện pháp điều trị trên, các chuyên gia khuyên người mỡ máu cao nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ để tăng cường hiệu quả quá trình điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Là sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu được nhiều chuyên gia tin tưởng và khuyên dùng: Viên giảm béo, giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO chứa Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam, giúp giảm mỡ thừa, giảm mỡ máu gấp 30 lần so với các dạng bào chế thông thường. Với nguồn gốc chiết xuất thảo dược, MPseno không gây teo cơ, mất nước, không tác dụng phụ và không phụ thuộc sản phẩm khi sử dụng lâu dài.
MPseno – Nano lá sen đầu tiên, hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa hiệu quả gấp 30 lần.
Tóm lại, mỡ máu cao là bệnh lý mạn tính, vì vậy bên cạnh việc kết hợp ăn dứa giảm mỡ máu vào chế độ dinh dưỡng, người bệnh còn cần phải tăng cường vận động, sử dụng thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kiểm soát được các chỉ số mỡ máu.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.