Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, đặc biệt ở độ tuổi trung niên. Do đó, việc cung cấp kiến thức về thuốc điều trị căn bệnh này là vô cùng cần thiết với mỗi sinh viên ngành Y dược. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn 4 nhóm thuốc mỡ máu điển hình chuẩn giáo trình dược khoa. Bạn cùng tìm hiểu nhé.
1. Nhóm thuốc mỡ máu tác động lên Cholesterol nội sinh
Cholesterol trong cơ thể có 2 nguồn gốc chính: Nội sinh và ngoại sinh. Cholesterol ngoại sinh được cơ thể hấp thu từ thức ăn, còn Cholesterol nội sinh do cơ thể tổng hợp nên. Do đó, các nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu sẽ tác động lên 2 loại Cholesterol này.
Các loại thuốc mỡ máu tác động lên Cholesterol nội sinh bao gồm nhóm thuốc Statin và nhóm thuốc Fibrate.
1.1. Nhóm thuốc mỡ máu statin
![Nhóm thuốc mỡ máu statin]()
Statin là nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu được chỉ định nhiều nhất
Thuốc chống mỡ máu nhóm Statin là nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu được chỉ định nhiều nhất bởi có hiệu quả cao, đồng thời tác dụng không mong muốn có thể kiểm soát được.
- Cơ chế tác dụng: Ức chế enzym HMG coA Reductase – enzym xúc tác cho quá trình tổng hợp Cholesterol nội sinh từ Acetat, làm giảm đáng kể nồng độ Cholesterol. Ngoài ra, các thuốc nhóm Statin còn có tác dụng kích thích tổng hợp LDL Receptor, tăng bắt giữ LDL-Cholesterol dẫn đến giảm nồng độ LDL-Cholesterol, đồng thời tăng cường tổng hợp HDL-Cholesterol.
- Đặc điểm dược lý:
- Lovastatin, Pravastatin có hoạt tính tương đối thấp, được sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ thấp (LDL-Cholesterol <30%).
- Simvastatin dùng cho bệnh nhân có LDL không quá cao kèm các bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hay bệnh tim mạch nguy hiểm.
- Atorvastatin, Rosuvastatin dùng cho bệnh nhân LDL ở mức rất cao.
- Các statin chuyển hóa ở gan.
- Tỉ lệ gắn protein huyết tương cao.
- Nên uống vào giờ đi ngủ để phù hợp với nhịp sinh học tổng hợp Cholesterol.
- Dự phòng tai biến mạch vành: Ngăn ngừa đột quỵ, giảm tỉ lệ tử vong.
- Bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
- Bệnh nhân đái tháo đường,
- Người bệnh tăng Cholesterol máu có tính chất di truyền.
- Bệnh nhân máu nhiễm mỡ có nguy cơ tim mạch cao.
- Tác dụng không mong muốn:
- Tăng men gan.
- Bệnh lý trên cơ: Yếu cơ, mỏi cơ, tiêu cơ vân.
- Tăng đường huyết.
- Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, bệnh nhân suy gan hay có bệnh lý về cơ… (xem chi tiết trong tờ Hướng dẫn sử dụng từng thuốc)
- Các thuốc trong nhóm: Simvastatin, Pravastatin, Rosuvastatin, Atorvastatin…
Tham khảo thuốc và giá thuốc tại Siêu thị thuốc MPG
1.2. Nhóm thuốc điều trị mỡ máu Fibrat
![Thuốc điều trị mỡ máu Fibrat]()
Thuốc điều trị mỡ máu Fibrat là thuốc điều trị phổ biến thứ 2 sau Statin
Các thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat là thuốc điều trị phổ biến thứ 2 sau Statin, cũng là lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân không đáp ứng với Statin.
- Cơ chế tác dụng: Các Fibrat là chất chủ vận với receptor nhân, giúp điều hòa gen chuyển hóa Lipid, làm tăng tổng hợp Lipoprotein Lipase. Enzym này có tác dụng thủy phân Triglycerid dẫn đến giảm nồng độ Triglycerid máu. Ngoài ra, thuốc cũng tăng nhẹ HDL-Cholesterol.
- Đặc điểm dược động học:
- Tăng hấp thu khi uống cùng bữa ăn.
- Có tỉ lệ gắn protein huyết tương cao.
- Chuyển hóa bước 1 qua gan.
- Dùng cho các bệnh nhân tăng Triglycerid mức độ nặng (bao gồm các bệnh nhân tăng Lipoprotein máu typ IIb, III và IV theo phân loại Frederickson/WHO).
- Tăng Lipoprotein máu hỗn hợp: Bệnh nhân chống chỉ định với Statin, bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao có thể kết hợp Fenofibrat với Statin để kiểm soát Trilgycerid).
- Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…
- Có nguy cơ cao sỏi mật.
- Bệnh lý trên cơ: Yếu cơ, mỏi cơ, đau cơ hay tiêu cơ vân.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân suy gan, bệnh túi mật, phụ nữ có thai và cho con bú… (Xem chi tiết trong tờ Hướng dẫn sử dụng từng thuốc).
- Các thuốc trong nhóm: Fenofibrat, Gemfibrozil, Ciprofibrat…
2. Nhóm thuốc mỡ máu tác động lên cholesterol ngoại sinh
Ngoài các nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu tác động lên Cholesterol nội sinh kể trên, hai nhóm thuốc điển hình trong điều trị máu nhiễm mỡ tác động lên Cholesterol ngoại sinh đó là thuốc ức chế hấp thu Cholesterol và nhựa gắn acid mật.
2.1. Nhóm thuốc ức chế hấp thu cholesterol
![thuốc ức chế hấp thu cholesterol Ezetimibe.]()
lEzetimibe đang được sử dụng khá hiệu quả cùng với 2 nhóm thuốc ở trên
Nhóm thuốc điều trị mỡ máu qua cơ chế ức chế hấp thụ cholesteron là nhóm thuốc mới trong điều trị rối loạn Lipid máu, đang được sử dụng khá hiệu quả, điển hình là Ezetimibe.
- Cơ chế tác dụng: Giảm hấp thu Cholesterol lên đến 50% thông qua ức chế hoạt động của các kênh vận chuyển Cholesterol qua màng ruột non. Bên cạnh đó, thuốc có khả năng làm tăng tổng hợp LDL receptor, tăng bắt giữ LDL-Cholesterol dẫn đến giảm đáng kể nồng độ chất này trong máu.
- Đặc điểm dược động học:
- Chất chuyển hóa sau khi liên hợp với glucuronic có hiệu lực gấp 400 lần thuốc ban đầu (Ezetimibe).
- Có chu kì gan ruột, kéo dài tác dụng của thuốc.
- Dùng đơn độc cho các bệnh nhân không dung nạp Statin.
- Phối hợp với Statin trong điều trị tăng mỡ máu và dự phòng bệnh tim mạch trên bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Tác dụng không mong muốn:
- Đơn trị liệu: Đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, ban da, đau lưng, đau khớp.
- Phối hợp với Statin: Nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhức đầu, cúm, viêm xoang, đau khớp, tiêu chảy, đau tứ chi.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc.
- Thuốc trong nhóm: Ezetimibe.
2.2. Nhóm thuốc điều trị mỡ máu dang nhựa gắn acid mật
![thuốc Cholestyrami cho người mắc bệnh mỡ máu]()
Cholestyrami kết hợp với acid mật, muối mật tạo thành phức không hấp thu, sau đó đào thải ra ngoài
Nhóm thuốc này bên cạnh tác động lên Cholesterol ngoại sinh cũng tác động một phần nhỏ lên Cholesterol nội sinh giúp làm giảm 15-30% LDL-Cholesterol máu.
- Cơ chế tác dụng: Thuốc kết hợp với acid mật, muối mật tạo thành phức không hấp thu, sau đó đào thải ra ngoài cơ thể. Vì vậy, gan phải tăng cường sử dụng Cholesterol để tổng hợp acid mật và muối mật bù lại, dẫn đến giảm Cholesterol. Khi Cholesterol giảm, gan lại tăng tổng hợp LDL receptor để thu hồi LDL từ máu về gan, càng làm giảm LDL-Cholesterol.
- Chỉ định: Bệnh nhân tăng Lipoprotein máu typ IIa (typ có LDL tăng cao nhưng không tăng Triglycerid). Ngoài ra, thuốc còn được phối hợp với Statin để giảm liều Statin nhằm giảm tác dụng không mong muốn.
- Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn.
- Giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu (thiếu vitamin A gây khô mắt, mắt nhìn mờ, thiếu vitamin D gây loãng xương, thiếu vitamin K gây khó đông máu…) Do đó cần bổ sung các loại vitamin này trong quá trình sử dụng thuốc.
- Tăng Triglycerid. Cần thận trọng với những bệnh nhân có Triglycerid máu cao.
- Các thuốc trong nhóm: Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam.
3. Hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu của Bộ Y tế
![thuốc điều trị rối loạn lipid máu]()
Nguyên tắc điều trị rối loạn Lipid máu đó là kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc
Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, nguyên tắc điều trị rối loạn Lipid máu đó là kết hợp thay đổi lối sống và dùng các loại thuốc mỡ máu. Trong đó, chỉ định đầu tiên là cần thay đổi lối sống bao gồm tăng cường tập luyện và vận động thể lực, kết hợp với chế độ ăn hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.
Sau khi thay đổi lối sống 2-3 tháng mà không đạt hiệu quả mong muốn, bệnh nhân được chỉ định điều trị một trong các thuốc hạ mỡ máu sau:
- Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin: 10-20 mg/ngày, tối đa 80 mg/ngày.
- Lovastatin, Fluvastatin, Pravastatin: 20-40 mg/ngày, tối đa 80 mg/ngày.
- Gemfibrozil: 600 mg/ngày.
- Fenofibrat: 145 mg/ngày.
- Clofibrat: 1000 mg/ngày.
- Colestipol: 5-10g mỗi ngày, không quá 40 mg/ngày.
- Cholestyramin: 4-8g mỗi ngày, không quá 32 mg/ngày.
- Colesevelam: 3750 mg mỗi ngày, không quá 4375 mg/ngày.
- Nhóm ức chế hấp thu Cholesterol:
- Ezetimibe – 10 mg/ngày.
- Omega-3: 3g mỗi ngày, không quá 6 g/ngày.
Từ các thông tin vừa cung cấp về các nhóm thuốc mỡ máu ở trên, mong rằng các bác sĩ, dược sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc hiệu quả cho bệnh nhân, đồng thời hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn của thuốc.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học hay các nhóm thuốc điều trị mỡ máu độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.