Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc Gia, nước ta hiện có khoảng 29% người trưởng thành bị máu nhiễm mỡ và con số này đang không ngừng tăng. Trong đó, có đến 71% không biết mình mắc bệnh cho đến khi sức khỏe suy giảm và đi khám tổng quát. Bài viết này của MPseno sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mỡ máu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa.
Nội dung bài
Bệnh mỡ máu còn được gọi là mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ hoặc rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Trong mỡ máu gồm 4 thành phần là HDL-cholesterol (cholesterol tốt), LDL-cholesterol (cholesterol xấu), Triglycerid và cholesterol toàn phần luôn nằm trong ngưỡng cho phép. Khi các thành phần này vượt quá mức giới hạn sẽ gây nên bệnh mỡ máu. Cụ thể, khi bị bệnh chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-C và Triglycerid tăng lên còn chỉ số HDL-C giảm xuống so với bình thường.
Máu nhiễm mỡ thường xảy ra ở các đối tượng trung tuổi trở lên tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân như:
Thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, tinh bột là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến máu nhiễm mỡ.
Một số thực phẩm làm tăng mỡ máu có thể kể đến là: thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao…
Béo phì khiến cho nồng độ cholesterol toàn phần, LDL cholesterol tăng còn nồng độ HDL cholesterol giảm, dẫn đến nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ. Hơn nữa, phần mỡ thường tập trung ở bụng thay vì chân, đùi nên những người thừa cân hay vòng bụng to sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Thường xuyên nằm hoặc ngồi, ít vận động sẽ làm giảm nồng độ cholesterol tốt và tăng nồng độ lipoprotein xấu gây tích trữ nhiều mỡ thừa, nguy cơ máu nhiễm mỡ rất cao.
Khi stress, căng thẳng, áp lực cơ thể sẽ có xu hướng lười vận động và ăn nhiều hơn nhất là đồ ngọt và đồ chiên nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, một số đối tượng còn sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích để giải tỏa tâm trạng làm tăng nồng độ cholesterol máu, gây máu nhiễm mỡ.
Hút thuốc lá thường xuyên vừa khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh dẫn đến mỡ máu cao và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nghiên cứu đã chứng minh, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mỡ máu cao. Nên nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị bệnh mỡ máu thì sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Ngoài ra, có thể do một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn chứng năng tuyến giáp…
Mọi người có thể nhận biết mình có đang bị mỡ máu cao hay không thông qua triệu chứng lâm sàng hoặc các chỉ số xét nghiệm.
Khi bị mỡ máu cao người bệnh có thể có các biểu hiện như:
Một số trường hợp người bệnh bị nổi ban vàng dưới da là những nốt phồng nhỏ bề mặt loáng, màu vàng, mọc lan rộng ở khắp cơ thể nhưng không có cảm giác đau hay ngứa.
Theo các chuyên gia y tế, máu nhiễm mỡ không có triệu chứng điển hình nên rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm nên làm xét nghiệm sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm hơn.
Người bệnh sẽ được chẩn đoán là mỡ máu cao khi chỉ số các thành phần mỡ máu vượt ngưỡng an toàn, cụ thể:
Nguyên tắc chung để điều trị mỡ máu là kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Tùy vào từng trường hợp, dựa vào chỉ số các thành phần của mỡ máu mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp phù hợp.
Thông thường, khi bệnh mới khởi phát hoặc chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thay đổi lối sống sẽ được ưu tiên chỉ định áp dụng cho người bệnh. Nếu sau 2 – 3 tháng bệnh không tiến triển hoặc không đạt hiệu quả như mong muốn thì mới chỉ định dùng thuốc.
Mỡ máu cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não… Vì vậy, hãy ngăn chặn bệnh mỡ máu ghé thăm bằng các cách sau:
Lối sống là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến lipid máu, để cơ thể luôn khỏe mạnh không mỡ thừa, mỡ máu cần:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tăng cường vận động
Thường xuyên vận động vừa giúp giảm cân, vừa giúp giảm nồng độ LDL, tăng nồng độ HDL làm giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa, mỡ máu.
Mỗi tuần nên dành ra ít nhất 5 buổi tập, mỗi buổi ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục, thể thao, các bài tập rèn luyện thể lực. Ưu tiên thực hiện các bài tập vừa sức, nếu mới bắt đầu tập luyện có thể tăng từ cường độ từ thấp đến cao để duy trì tốt, tránh trường hợp tập hết sức ngay từ đầu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nhanh bỏ cuộc.
Xem thêm: Bí quyết giảm mỡ máu hiệu quả tại nhà
MPseno là thành tựu nghiên cứu 16 năm của Thạc sĩ Bá Thị Châm, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm được ứng dụng 3 công nghệ bào chế hiện đại vào sản xuất gồm Chiết xuất chọn lọc tinh chất, Lên men enzyme làm giàu hoạt chất và Tạo hạt nano sinh học bằng vỏ bọc Chitosan giúp tăng hiệu quả lên gấp 30 lần loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn của thảo dược.
Đặc biệt, sản phẩm là viên detox giảm mỡ máu ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT hiệp đồng tác dụng phức hợp 3 nano chiết xuất thảo dược (Nano Lá sen, Nano Sơn tra, Nano Curcumin) và 3 dược liệu quý Hoài sơn, Tỏi đen, Chè vằng hỗ trợ chuyển tăng hóa chất béo, ngăn ngừa mỡ thừa, mỡ máu tích tụ trong cơ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh mỡ máu. Hy vọng, những thông tin này hữu ích và giúp cho bạn bảo vệ tốt sức khỏe bản thân và gia đình.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm, truy cập: MPseno-Nano lá sen giúp giảm mỡ máu, hạ cholesterol, triglycerid, giảm béo
Giảm mỡ máu: https://sanpham.mpseno.vn/giammomau
Giảm béo an toàn: https://sanpham.mpseno.vn/giambeoantoan