Giảm béo khoa học

Bị bệnh mỡ máu có ăn được tôm không?

  • 21/06/2022
  • 24/06/2022
  • 9355

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể nhưng lại giàu cholesterol nên nhiều người lo lắng ăn tôm sẽ làm nặng thêm tình trạng mỡ máu. Vậy khi bị mỡ máu có ăn được tôm không? Bài viết này của MPseno sẽ giúp bạn có câu trả lời.

1. Dinh dưỡng và lợi ích của tôm đối với sức khỏe

mo mau cao co an duoc tom khong - dinh duong va loi ich cua tom

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe

Nghiên cứu cho thấy, tôm là hải sản có lượng calo thấp nhưng giàu dưỡng chất tốt cho cơ thể. Trong 100g tôm nấu chín có hàm lượng dinh dưỡng gồm:

  • 99 calo
  • 0,3 gam chất béo
  • 0,2 gam Carbs
  • 189 mg Cholesterol
  • 111mg Natri
  • 24g Chất đạm

Bên cạnh đó, tôm còn cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như: iot, vitamin B12, acid béo omega 3, omega 6, canxi, sắt, kẽm…

Với nguồn dinh dưỡng trên tôm mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe không phải ai cũng biết, bao gồm:

Hỗ trợ quá trình giảm cân, giảm mỡ thừa

Tôm có năng lượng thấp, chứa nhiều protein và vitamin D rất tốt cho quá trình giảm cân. Trong tôm còn chứa một lượng kẽm, là khoáng chất có khả năng làm tăng leptin – hormone quan trọng giúp điều chỉnh sự thèm ăn, hàm lượng chất béo và việc sử dụng năng lượng của cơ thể.

Hiện nay, rất nhiều món trong thực đơn giảm cân được chế biến từ tôm như tôm luộc, tôm hấp 

Tốt cho tim và sức khỏe não bộ

Trong tôm chứa một loại carotenoid được gọi là astaxanthin, là chất oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do giúp ngăn ngừa tình trạng viêm cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra astaxanthin giúp làm tăng nồng độ HDL cholesterol (cholesterol tốt) và tăng cường lưu lượng máu giúp giảm đau tim, tăng cường sức khỏe tim mạch.

Bên cạnh đó, khả năng chống viêm của hoạt chất này còn giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào não vì vậy rất tốt cho sức khỏe não bộ. Giảm thiểu tình trạng suy giảm trí nhớ và gặp các bệnh về thần kinh, não bộ như Alzheimer… 

Ngoài ra, tôm còn được khoa học chứng minh là:

  • Tốt cho sức khỏe hệ xương khớp
  • Tốt cho mắt, ngăn chặn sự suy yếu võng mạc
  • Tăng đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và có khả năng giảm thiểu tỉ lệ mắc ung thư
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường, tốt cho thận, gan… 

2. Bị mỡ máu có ăn được tôm không

nguoi benh mo mau co an duoc tom khong

Mỡ máu cao có thể ăn tôm 1 lần/tuần

Mỡ máu cao liên quan đến sự tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể. Trong khi, tôm cũng như nhiều loại hải sản khác, rất giàu cholesterol, cứ 100g tôm nấu chín có thể cung cấp đến 189 mg cholesterol, tương đương ½ lượng cholesterol mà các chuyên gia khuyến cáo trong ngày. Vì vậy, rất nhiều người có suy nghĩ ăn nhiều tôm sẽ làm nặng thêm tình trạng mỡ máu cao và băn khoăn “Bị bệnh mỡ máu có ăn được tôm không”.

Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn tôm không những không gây rối loạn cân bằng cholesterol trong cơ thể mà còn làm tăng nồng độ HDL cholesterol và giảm LDL cholesterol. Nhờ vậy, nếu tiêu thụ một lượng tôm vừa phải theo mức quy định sẽ không lo ảnh hưởng đến tình trạng bệnh mỡ máu hay sức khỏe tim mạch. 

Chuyên gia dinh dưỡng của tổ chức Appetite for Health cho biết hấp thụ cholesterol dưới 200mg/ngày sẽ an toàn cho sức khỏe. Đối với người bệnh mỡ máu, lượng cholesterol từ hải sản, tôm nên ít hơn, chỉ nên ăn khoảng 100g/1 lần và mỗi tuần 1 lần để tốt cho sức khỏe.

3. Những lưu ý khi ăn tôm

3.1 Tôm gây dị ứng

Tôm mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy rất nhiều người bị dị ứng với động vật có vỏ trong đó có tôm. Những phản ứng dị ứng có thể là:

  • Ngứa, nổi phát ban, mề đay
  • Sưng, phù nề
  • Khó thở, suy hô hấp thậm chí là nguy hiểm tính mạng.

Do đó, ở những đối tượng này nên tránh ăn tôm hoàn toàn kể cả sản phẩm hương vị tôm.

3.2 Cách lựa chọn tôm

Mặc dù có thể ăn tôm nhưng nếu lựa chọn tôm kém chất lượng có thể làm bệnh nặng thêm. Để có những món từ tôm chất lượng, thơm ngon, bổ dưỡng bạn nên chọn tôm theo các tiêu chí sau:

  • Chọn những con tôm tươi sống, không bị hư hỏng hay có mùi (Vỏ màu xanh xớm, trong mờ hoặc hồng nhạt).
  • Nếu là tôm nguyên liệu chọn loại tôm đảm bảo chắc thịt, không có mùi lạ.
  • Điều quan trọng là nên chọn những nơi cung cấp tôm uy tín, được đánh giá cao trong hoạt động cung cấp hải sản tươi sống. Vì một số nơi đã sử dụng thuốc kháng sinh để giúp tôm phát triển nhanh và lớn, điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe do chất kháng sinh tồn đọng trong tôm.

3.3 Cách chế biến

mo mau co an duoc tom khong - cach che bien

Cách chế biến tôm tốt cho người mỡ máu

Chế biến không đúng cách sẽ không cân bằng lượng cholesterol “tốt” và “xấu” trong cơ thể, thậm chí khiến cholesterol xấu tăng cao. Vì vậy, những người bị bệnh về tim mạch hay mỡ máu cao cần chế biến tôm bằng các phương pháp lành mạnh, sao cho đảm bảo dinh dưỡng và ít cholesterol nhất. Những cách chế biến tôm bạn nên áp dụng:

  • Nêm cùng các loại gia vị như tỏi, gừng, rau thơm
  • Luộc, nướng, hấp hoặc xào với ít dầu
  • Cho thêm ít giọt chanh tươi

không nên chế biến theo các cách sau:

  • Chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc bơ
  • Ăn kèm với các loại nước sốt từ kem, bơ
  • Ăn kèm với thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như cơm, mì… 
  • Cho quá nhiều muối

Lưu ý: Trước khi chế biến tôm nên ngâm tôm trong nước muối hoặc nước lạnh.

3.4 Những lưu ý khác

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn lưu ý:

  • Không nên ăn đầu tôm vì đầu tôm chứa nhiều chất thải và rất ít dinh dưỡng
  • Không nên ăn quá nhiều tôm vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và có thể dẫn đến tiêu chảy.
  • Không nên ăn tôm cùng một số loại thực phẩm như: thực phẩm giàu vitamin C (gây ngộ độc), đậu nành và thực phẩm từ đậu nành (không tốt cho tiêu hóa), 
  • Những đối tượng không nên ăn tôm: đang bị ho,
  • Vỏ tôm không hề chứa canxi như mọi người vẫn nghĩ, ngược lại nó còn gây khó tiêu cho người ăn.

4. Giảm mỡ máu bằng viên uống từ thảo dược MPseno

Bên cạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý việc sử dụng thảo dược cũng góp phần hỗ trợ điều trị mỡ máu hiệu quả. Hiện nay, với ứng dụng công nghệ bào chế và dây chuyền sản xuất hiện đại, các dược liệu được sản xuất dưới dạng viên uống vừa tiện dụng vừa hiệp đồng tác dụng các hoạt chất trong thảo dược giúp phát huy được tối đa công dụng.

MPseno được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Thạc Sĩ Bá Thị Châm hợp tác cùng Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn Lâm và Khoa học Việt Nam sản xuất. Sản phẩm được ứng dụng bộ 3 công nghệ bào chế hiện đại giúp phát huy tiềm năng vô tận đồng thời loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn của thảo dược gồm:

  • Công nghệ chiết xuất chọn lọc tinh chất
  • Công nghệ lên men enzym làm giàu hoạt chất
  • Công nghệ tạo hạt nano sinh học từ vỏ bọc Chitosan

Tạo nên sản phẩm giảm mỡ máu ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT trên thị trường có sự kết hợp phức hợp 3 Nano (Nano lá sen, Nano sơn tra, Nano curcumin) cùng 3 loại thảo dược quý gồm Tỏi đen, Hoài sơn, Chè vằng. Nhờ đó, hiệu quả giảm mỡ thừa, hạ mỡ máu của MPseno cao hơn gấp 30 lần so với những thảo dược thông thường.

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được kiểm định đạt chuẩn chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng, được Bộ Y tế chứng nhận và cấp giấy phép lưu hành, người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Hy vọng những thông tin trên bài giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bị mỡ máu cao có ăn được tôm không” và những lưu ý khi ăn tôm để tốt nhất cho người mỡ máu cao. Để được Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn thêm về bệnh mỡ máu cũng như những vấn đề liên quan, độc giả vui lòng liên hệ đến số tổng đài miễn phí cước 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi tại đây.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Viên giảm béo giảm mỡ máu công nghệ cao MPSENO – Nano lá sen đầu tiên tại Việt Nam
MPseno – HỖ TRỢ GIẢM MỠ THỪA, NGỪA MỠ MÁU
DƯỢC SĨ TƯ VẤN (miễn cước)1800.2004
Điền thông tin để đặt hàng online, giao hàng thu tiền tận nhà
550.000
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên